Gia Lai tổ chức Hội nghị phản biện, góp ý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-Ngày 5-10, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị phản biện, góp ý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi). Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết nối trực tuyến đến 22 điểm cầu Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

Tham dự Hội nghị có Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Gia Lai; đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

Toàn cảnh Hội nghị phản biện, góp ý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi). Ảnh. Đinh Yến
Toàn cảnh Hội nghị phản biện, góp ý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi). Ảnh: Đinh Yến

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Minh-Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai nêu: Ngày 16-11-2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Việc làm và có hiệu lực từ ngày 1-1-2015. Tuy nhiên, sau thời gian thực hiện Luật Việc làm 2013 đã bộc lộ một số bất cập, một số quy định không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội, nhất là sự chuyển đổi sang nền kinh tế số; chưa đảm bảo sự phù hợp, thống nhất với quy định tại các văn bản pháp luật khác có liên quan (Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm Xã hội…). Cùng với đó, một số quy định của Luật Việc làm năm 2013 chưa bảo đảm phù hợp với các điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Vì vậy, tại hội nghị, các cấp Công đoàn trong tỉnh đã tập trung đóng góp nhiều ý kiến về xây dựng dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), trọng tâm là cần bổ sung chính sách hỗ trợ chuyển tiếp việc làm và hỗ trợ việc làm cho người cao tuổi. Cùng với đó, ở Chương VII, gồm 7 mục, 27 Điều nên bổ sung chính sách hỗ trợ thanh niên như vấn đề làm thêm của học sinh, sinh viên. Các quy định về hỗ trợ phát triển thị trường lao động, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu, chính sách hỗ trợ cụ thể tham gia thị trường lao động cho các đối tượng yếu thế, đặc thù.

Về chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), tại Luật Việc làm hiện hành, đối tượng tham gia chưa bao phủ hết các đối tượng có quan hệ lao động, vì thế một số quy định về BHTN cần được sửa đổi, bổ sung, ngoài hỗ trợ trợ cấp thất nghiệp cho người lao động nên bổ sung các chế độ mang tính chủ động, phòng ngừa, hạn chế thất nghiệp; mở rộng đối tượng tham gia BHTN. Cần quy định rõ điều kiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề; chế độ hỗ trợ học nghề chú trọng đào tạo, phát triển hoặc nâng cao trình độ kỹ năng nghề...cho người lao động.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng tập trung góp ý về xây dựng thêm 4 nhóm chính sách mới như: Phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, thống nhất, có sự quản lý, kiểm soát, điều tiết của Nhà nước; hoàn thiện chính sách BHTN hướng tới là công cụ quản trị thị trường lao động; phát triển kỹ năng nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thúc đẩy tạo việc làm theo hướng bền vững…

ĐINH YẾN 

 

Có thể bạn quan tâm

Thanh niên xã Nghĩa An (huyện Kbang) khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Ảnh: M.P

Kbang bảo đảm chất lượng thanh niên lên đường nhập ngũ

(GLO)- Nhằm nâng cao chất lượn tuyển quân năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Kbang, Gia Lai triển khai đồng bộ quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe NVQS bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, đúng luật.

Người dân nhận thực phẩm cứu trợ tại Deir al-Balah, Dải Gaza ngày 23-11. Ảnh: THX/TTXVN

Israel bị cáo buộc “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Dải Gaza

(GLO)- Ngày 5-12, Hãng tin AFP cho biết, Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc Israel “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Gaza kể từ khi chiến sự xảy ra. Tuy nhiên, Israel đã nhiều lần kiên quyết bác bỏ các cáo buộc diệt chủng, đồng thời cáo buộc Hamas lợi dụng người Palestine làm lá chắn sống.