Gia Lai: Tập huấn kỹ năng và bồi dưỡng chuyên môn cho lãnh đạo trường mầm non

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 12-6, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai phối hợp với Tổ chức VVOB tại Việt Nam khai mạc lớp tập huấn kỹ năng lãnh đạo và bồi dưỡng chuyên môn hiệu quả cho 37 cán bộ quản lý là phó hiệu trưởng các trường mầm non công lập của 3 huyệnChư Pưh, Chư Sê và Chư Păh.

Trong 3 ngày (từ 12 đến 14-6), các cán bộ quản lý sẽ được nghe bà Lê Thị Diệu Phúc-Cố vấn Giáo dục của Tổ chức VVOB tại Việt Nam và 2 giảng viên thuộc Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) tập huấn kỹ năng lãnh đạo và bồi dưỡng chuyên môn hiệu quả, tập trung vào những nội dung như: giới thiệu về lãnh đạo trường học và quản lý trường học, các mô hình lãnh đạo trường học, quá trình phát triển của người lãnh đạo trường học; mô hình suy ngẫm, tư duy mở-nền tảng cho thành công của nhà giáo dục, quá trình phát triển của người lãnh đạo trường học; đặc điểm của phát triển chuyên môn giáo viên hiệu quả, dẫn dắt thay đổi…

37 phó hiệu trưởng các trường mầm non công lập trên địa bàn 3 huyện Chư Sê, Chư Pưh và Chư Păh (tỉnh Gia Lai) tham gia tập huấn kỹ năng lãnh đạo và bồi dưỡng chuyên môn hiệu quả. Ảnh: M.T
37 phó hiệu trưởng các trường mầm non công lập trên địa bàn 3 huyện Chư Sê, Chư Pưh và Chư Păh (tỉnh Gia Lai) tham gia tập huấn kỹ năng lãnh đạo và bồi dưỡng chuyên môn hiệu quả. Ảnh: M.T

Đây là một trong những hoạt động của Dự án “Giáo viên mầm non áp dụng kiến thức và kỹ năng giảng dạy tạo môi trường học giàu ngôn ngữ cho trẻ” (Dự án TALK). Mục tiêu của dự án hướng đến nâng cao năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên trong việc xây dựng môi trường học tập giàu ngôn ngữ tại các trường mầm non; đồng thời, hỗ trợ giáo viên điều chỉnh phương pháp tiếp cận phù hợp cho từng trẻ trong lớp đúng theo tinh thần chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.

Gia Lai là một trong 3 địa phương trong cả nước được chọn triển khai Dự án TALK từ năm 2022 đến 2026 tại 5 huyện: Đak Đoa, Chư Prông, Chư Sê, Chư Pưh và Chư Păh.

Đến nay, 2 huyện Đak Đoa và Chư Prông đã hoàn thành xong các khóa tập huấn gồm quan sát trẻ theo quá trình, xây dựng môi trường học giàu ngôn ngữ, tiền đọc-viết cho trẻ mẫu giáo, lãnh đạo trường học… và hiện đang triển khai thực hành tại 35 trường mầm non công lập. Các huyện còn lại tiếp tục đã và đang được các chuyên gia của dự án tiếp triển khai các hoạt động trên.

Cán bộ quản lý tham gia thảo luận tại lớp tập huấn kỹ năng lãnh đạo và bồi dưỡng chuyên môn hiệu quả. Ảnh: Mộc Trà
Cán bộ quản lý tham gia thảo luận tại lớp tập huấn kỹ năng lãnh đạo và bồi dưỡng chuyên môn hiệu quả. Ảnh: Mộc Trà

Trước đó, từ ngày 10 đến 12-6, 35 hiệu trưởng của các trường mầm non công lập trên địa bàn các huyện Chư Sê, Chư Pưh và Chư Păh cũng đã được tập huấn nội dung tương tự như đối với phó hiệu trưởng.

Có thể bạn quan tâm

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.