Hướng dẫn vị trí việc làm, định mức giáo viên trường mầm non công lập

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
 

 


Theo dự thảo, việc xác định vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; bảo đảm đủ định mức số lượng người làm việc theo quy định để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Dự thảo nêu rõ, Danh mục vị trí việc làm trong cơ sở giáo dục mầm non gồm:

Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, gồm: Chủ tịch Hội đồng trường; Hiệu trưởng; Phó Hiệu trưởng.

Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, gồm: Giáo viên mầm non (hạng III, hạng II, hạng I); Viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong cơ sở giáo dục mầm non thuộc danh mục do Bộ Nội vụ ban hành, bao gồm các vị trí: Kế toán, văn thư, y tế và thủ quỹ.

Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong cơ sở giáo dục mầm non thuộc danh mục do Bộ Nội vụ ban hành, bao gồm các vị trí: Tư vấn tâm lý trẻ, bảo vệ, tạp vụ, nấu ăn.
Định mức số lượng người làm việc

Đối với nhóm vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý: Mỗi cơ sở giáo dục mầm non có 01 chủ tịch hội đồng trường; mỗi cơ sở giáo dục mầm non có 01 hiệu trưởng; số lượng phó hiệu trưởng thực hiện theo quy định về số lượng cấp phó tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

Định mức đối với vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành như sau:

Đối với nhóm trẻ: 15 trẻ em/nhóm trẻ từ 03 đến 12 tháng tuổi; 20 trẻ em/nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi; 25 trẻ em/nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi, được bố trí 2,5 giáo viên/nhóm trẻ.

Đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày: 25 trẻ em/lớp từ 3- 4 tuổi; 30 trẻ em/lớp từ 4-5 tuổi; 35 trẻ em/lớp từ 5 - 6 tuổi, được bố trí 2,2 giáo viên/lớp.

Những nơi không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo quy định nêu trên thì định mức giáo viên mầm non sẽ tính trên số trẻ bình quân theo từng độ tuổi của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, cụ thể:

Đối với nhóm trẻ: Cứ 06 trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi; 08 trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi; 10 trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi được bố trí 1,0 giáo viên;

Đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi ngày: Cứ 11 trẻ từ 3 - 4 tuổi; 14 trẻ từ 4 - 5 tuổi; 16 trẻ từ 5 - 6 tuổi thì được bố trí 1,0 giáo viên.

Các cơ sở giáo dục mầm non được bố trí 02 người để thực hiện nhiệm vụ của các vị trí kế toán, văn thư, y tế và thủ quỹ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Theo KHÁNH LINH (baochinhphu.vn)

Có thể bạn quan tâm

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.