Gia Lai: Tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024 cho 170 cán bộ quản lý và giáo viên

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ngày 23-4, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Gia Lai, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tiến hành hội nghị tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 lần thứ nhất (hội nghị S1).

Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Duy Định và Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Văn Long chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện Phòng PA03 (Công an tỉnh), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, một số đơn vị có thí sinh tự do tham gia kỳ thi năm nay và hơn 170 cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông thuộc và trực thuộc Sở GD-ĐT, các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Mộc Trà
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Mộc Trà

Sau khi đánh giá, rút kinh nghiệm công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, đại diện Sở GD-ĐT đã phổ biến những nội dung cơ bản về công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Trong đó, tập trung vào những vấn đề cần lưu ý trong quy chế thi, trong quá trình tổ chức thi; các mốc thời gian quan trọng của kỳ thi; công tác bảo đảm an toàn, an ninh kỳ thi và cách nhận biết một số thiết bị công nghệ gian lận trong coi thi…

Tại hội nghị, cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác thi còn được hướng dẫn về nghiệp vụ tổ chức thi; tập huấn phần mềm hệ thống quản lý thi và đăng ký dự thi trực truyến cho thí sinh. Ngoài ra, một số khó khăn, vướng mắc trong các khâu tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 cũng được tập trung thảo luận, tháo gỡ.

Giáo viên thực hành trên phần mềm hệ thống quản lý thi. Ảnh: Mộc Trà
Giáo viên thực hành trên phần mềm hệ thống quản lý thi. Ảnh: Mộc Trà

Được biết, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 26 đến 29-6. Đây là kỳ thi cuối cùng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006. Năm nay, Gia Lai dự kiến có 15.344 thí sinh dự thi; trong đó, 14.465 thí sinh đang học lớp 12 và 879 thí sinh tự do.

Để tạo điều kiện cho thí sinh, Sở GD-ĐT cũng dự kiến tổ chức 41 điểm thi chính thức (chủ yếu đặt tại các trường THPT, THCS) và bố trí ít nhất 1 điểm thi dự phòng ở mỗi huyện, thị xã, thành phố.

Có thể bạn quan tâm

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.