Gia Lai: Tăng cường phòng chống bệnh cúm gia cầm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 730/KH-UBND về phòng chống bệnh cúm gia cầm (CGC) giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh. 
Theo Kế hoạch này, tỉnh Gia Lai đề ra các mục tiêu trọng tâm là kiểm soát khống chế không để dịch bệnh CGC xảy ra và lây lan trên diện rộng, chủ động giám sát và phát hiện sớm, cảnh báo và có giải pháp phòng chống; tạo điều kiện cho việc xây dựng thành công các vùng, các chuỗi cơ sở chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh, góp phần giảm thiểu tiêu cực CGC đối với sức khoẻ cộng đồng và các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh. Kiểm soát tốt dịch bệnh, chủ động giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời ổ dịch và không để lây lan ra diện rộng. Tổ chức tiêm phòng đạt tỷ lệ tối thiểu 80% tổng đàn thuộc diện tiêm; ngăn chặn không để các nhánh, các chủng vi rút mới xâm nhiễm vào và lây lan rộng, góp phần giảm thiểu hoặc không để phát sinh các ca bệnh CGC ở người do nhiễm các chủng vi rút cúm nguy hiểm (H7 và H5)...
Các nhiệm vụ trọng tâm sẽ triển khai gồm phân vùng để có cơ sở kiểm soát hiệu quả dịch bệnh CGC, giám sát dịch bệnh, xử lý ổ dịch, tiêm vắc xin phòng bệnh, kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, quản lý và kiểm soát chợ buôn bán gia cầm sống, kiểm soát giết mổ gia cầm, kiểm soát ấp nở gia cầm, vệ sinh tiêu độc khử trùng, xây dựng vùng và chuỗi cơ sở chăn nuôi an toàn bệnh CGC, tuyên truyền nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi. 
 Người chăn nuôi cần chủ động các biện pháp phòng dịch cúm cho đàn gia cầm. Ảnh: Lương Thanh
Người chăn nuôi cần chủ động các biện pháp phòng dịch cúm cho đàn gia cầm. Ảnh: Lương Thanh
Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai giao Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y xây dựng kế hoạch giám sát phù hợp với tình hình dịch bệnh từng vùng, xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật hàng năm trên địa bàn tỉnh. Hàng năm phối hợp với các địa phương đánh giá phân loại vùng nguy cơ nhiễm cúm gia cầm của từng huyện, thị xã, thành phố và có thông báo văn bản để các địa phương xây dựng kế hoạch phòng chống dịch. Hướng dẫn xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, chuỗi sản xuất các sản phẩm chăn nuôi gia cầm đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh, tham mưu xây dựng chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh. Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi. Hướng dẫn các địa phương tăng cường tuyên truyền và áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn theo quy định VietGAP và thực hiện công tác phòng chống dịch CGC, phối hợp thực hiện điều tra ổ dịch khi có dịch xảy ra; phổ biến kiến thức an toàn sinh học cho các cơ sở chăn nuôi,  hướng dẫn áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học; kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh con  giống gia cầm,nhất là đối với cơ sở ấp trứng gia cầm. 
Cục Quản lý thị trường Gia Lai phối hợp với lực lượng thú y, Công an, Thanh tra Giao thông... đấu tranh xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch của địa phương và phân công rõ trách nhiệm cho từng cơ quan đơn vị và người chăn nuôi để có cơ sở thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh CGC. Phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ngành thực hiện kế hoạch. Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, tổ chức hướng dẫn các cơ sở và vùng sản xuất  gia cầm an toàn dịch bệnh... Các doanh nghiệp và người chăn nuôi thực hiện đúng các quy định pháp luật về chăn nuôi, thú y phòng chống dịch bệnh, cũng như chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương...  
Lương Thanh

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Căn cứ văn bản đề nghị của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc hỗ trợ địa phương kiểm soát chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu niên vụ năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng.