Gia Lai: Số ca mắc sốt xuất huyết giảm, tay chân miệng gia tăng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai, trong tuần qua, toàn tỉnh ghi nhận 170 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), giảm 48 ca so với tuần trước, nâng tổng số ca mắc SXH trên toàn tỉnh lên 3.789 ca tính từ đầu năm đến nay; trong đó có 1 trường hợp tử vong.

Số ca mắc SXH tập trung nhiều nhất tại các huyện: Đức Cơ 683 ca, Chư Prông 551 ca, Krông Pa 418 ca, TP. Pleiku 421 ca, thị xã An Khê 371 ca…Dịch bệnh xảy ra tại 203/220 xã, phường, thị trấn của 17/17 huyện, thị xã, thành phố. Hiện toàn tỉnh còn 131 ổ dịch SXH chưa được khống chế.

Khám bệnh, tư vấn cho bệnh nhân tại Bệnh viện 331 Gia Lai. Ảnh: Như Nguyện

Khám bệnh, tư vấn cho bệnh nhân tại Bệnh viện 331 Gia Lai. Ảnh: Như Nguyện

Về tình hình dịch bệnh tay chân miệng, tuần qua, toàn tỉnh ghi nhận 56 ca mắc, tăng 23 ca so với tuần trước, nâng tổng số ca mắc tay chân miệng toàn tỉnh tính từ đầu năm đến nay lên 459 ca. Hầu hết ca mắc là trẻ em dưới 5 tuổi.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp tục giám sát công tác phòng-chống SXH, tay chân miệng tại các huyện tăng cao trong tuần vừa qua và chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố có số trường hợp mắc bệnh cao triển khai các hoạt động phòng-chống theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời, ngành Y tế phối hợp tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong phòng-chống bệnh, không để dịch bệnh lây lan và bùng phát.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.