Sốt xuất huyết tiếp tục diễn biến phức tạp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhiều tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn tỉnh Gia Lai không có dấu hiệu giảm. Trung bình mỗi tuần ghi nhận trên 200 ca mắc mới, nâng tổng số ca SXH từ đầu năm đến nay lên 3.160 ca, trong đó có 1 trường hợp tử vong.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, SXH đang diễn biến phức tạp, tập trung nhiều nhất tại huyện Đức Cơ (598 ca), huyện Chư Prông (440 ca), huyện Krông Pa (353 ca), TP. Pleiku (346 ca)… 186/220 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh ghi nhận các ca mắc SXH. Hiện tại, toàn tỉnh còn 174 ổ dịch SXH chưa được khống chế.

Dịch bệnh sốt xuất huyết hiện vẫn đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh. Ảnh: N.N

Dịch bệnh sốt xuất huyết hiện vẫn đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh. Ảnh: N.N

Ông Rơ Mah Huân-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh-thông tin: “Ca tử vong do SXH vừa qua là bệnh nhân nữ (SN 1981) ở thôn Hòa Bình, xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông. Bệnh nhân khởi phát bệnh ngày 31-8 và điều trị tại nhà đến ngày 3-9 nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Tại đây, bệnh nhân được điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới. Ngày 6-9, bệnh chuyển nặng nên bệnh nhân được chuyển tới Khoa Hồi sức tích cực chống độc. Ngày 7-9, bệnh nhân tử vong, chẩn đoán sốc SXH/Dengue nặng/suy đa tạng. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã thu thập mẫu huyết thanh của bệnh nhân gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên làm xét nghiệm và cho kết quả dương tính với tuýp vi rút Dengue I. Đơn vị đã thông báo Trung tâm Y tế huyện Chư Prông, Trạm Y tế xã Bàu Cạn phối hợp điều tra xác minh ca bệnh, điều tra véc tơ, giám sát vệ sinh môi trường tại thôn Hòa Bình để triển khai các biện pháp phòng-chống SXH theo quy định”.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh SXH, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã thành lập các đoàn công tác xuống địa bàn để tập trung xử lý các ổ dịch là điểm nóng với số ca mắc cao. Đồng thời, đơn vị cử cán bộ giám sát tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đại học Y dược-Hoàng Anh Gia Lai, Bệnh viện 331. Cùng với đó, chỉ đạo trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố giám sát bệnh nhân tại địa bàn quản lý, chú ý các ổ dịch SXH cũ và thường xuyên giám sát để nhận định những vùng có nguy cơ mắc SXH nhằm chủ động phòng-chống dịch bệnh. Các địa phương tăng cường nhập liệu ca bệnh, kiểm tra, xác minh và báo cáo đầy đủ theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT của Bộ Y tế. Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, diệt lăng quăng/bọ gậy, giám sát véc tơ, nhận định khu vực nguy cơ cao, lập kế hoạch xử lý.

Bác sĩ Ngân Văn Thư-Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ia Grai-chia sẻ: Ngay từ đầu năm 2023, Trung tâm Y tế huyện đã tham mưu UBND huyện triển khai các giải pháp phòng-chống dịch bệnh. Trong đó, chú trọng tuyên truyền nâng cao ý thức người dân, nhất là cách thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe, diệt lăng quăng/bọ gậy… Chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ kinh phí cho công tác phòng-chống SXH. Nhờ đó, số ca mắc SXH trên địa bàn huyện giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm trước. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện ghi nhận 220 ca mắc SXH.

Đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Ia Grai, bà Siu Blíu (làng Doch Kuế, xã Ia Krai) cho hay: “Được cán bộ y tế tuyên truyền nên gia đình thường xuyên vệ sinh nhà cửa, vườn tược, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách lật úp chum vại, không để nước đọng tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi, phát triển. Khi thấy dấu hiệu sốt cao, mệt mỏi, mình đến cơ sở y tế để khám, điều trị. Qua điều trị 2 ngày thì thấy bệnh đã thuyên giảm nhiều”.

Tại huyện Đức Cơ, chính quyền địa phương đang nỗ lực triển khai các giải pháp khống chế dịch bệnh. Bác sĩ Rơ Mah Thương-Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện-cho hay: Từ đầu năm đến nay, huyện ghi nhận 598 ca mắc SXH, tập trung chủ yếu tại xã Ia Kla, Ia Pnôn, Ia Din và thị trấn Chư Ty. Ngoài tập trung xử lý các ổ dịch, ngành chức năng khuyến cáo người dân tập trung vệ sinh môi trường, diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy để phòng-chống SXH hiệu quả.

Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết thêm: Để ngăn chặn tiến tới đẩy lùi dịch bệnh SXH trên địa bàn, Trung tâm sẽ tổ chức tập huấn nâng cao năng lực phòng-chống SXH cho cán bộ y tế từ tỉnh đến cấp xã.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.