Gia Lai: Rau xanh ế ẩm vì Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Do tác động của đại dịch Covid-19 nên thị trường tiêu thụ bị sụt giảm khiến người trồng rau đang lao đao, các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung ứng rau, củ, quả an toàn gặp rất nhiều khó khăn.

Nông dân trồng rau lao đao

Gia đình ông Lê Trọng Vũ Thu (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ) có hơn 2 sào đất chuyên trồng rau gia vị. Hàng ngày, ông Thu cắt khoảng 300 bó rau húng bán cho đại lý với giá 2.000-4.000 đồng/bó.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, gần 1 tháng nay, ông Thu chỉ bán được 150 bó/ngày với giá giảm một nửa. “Giá rau đã giảm, người mua cũng ít theo khiến sản lượng bán ra sụt một nửa nên tiền thu về không đủ trả chi phí tiền công, điện bơm tưới, phân bón”-ông Thu rầu rĩ nói.

 Ông Nguyễn Ngọc Hoàng-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú (TP. Pleiku) lo lắng vì giá rau giảm mạnh. Ảnh: NGUYỄN DIỆP
Ông Nguyễn Ngọc Hoàng-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú (TP. Pleiku) lo lắng vì giá rau giảm mạnh. Ảnh: Nguyễn Diệp


Cùng chung cảnh ngộ, gia đình bà Nguyễn Trấp (thôn Hiệp An, xã Cư An, huyện Đak Pơ) có 2 sào bắp sú, hơn 10 ngày nữa là thu hoạch. Bà Trấp lo lắng: “Tình hình dịch bệnh kéo dài như vậy, không biết có bán được rau không nữa, mất 3 tháng trồng 2 sào với gần 9 tấn bắp sú chứ ít gì. Trong thôn đã có nhiều hộ phải cày bỏ vườn rau. Con dâu tôi mới phải cày bỏ 3 sào rau cải bẹ đến kỳ thu hoạch do không ai mua. Hồi tháng 3-2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, 2 sào bắp sú của gia đình tôi không bán được phải gọi hàng xóm cắt về cho bò ăn”.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT, hiện nay, nông dân các địa phương đã gieo trồng 16.298,4 ha rau màu các loại, đạt 96% kế hoạch. Đa số diện tích rau màu tập trung tại huyện Đak Pơ, thị xã An Khê và TP. Pleiku. Bà con nông dân trồng rau vẫn đang thấp thỏm trông ngóng giá cả thị trường.

Hợp tác xã, doanh nghiệp gặp khó

Hơn 2 năm trở lại đây, HTX Nông nghiệp và Dịch vụ An Trường Phát (huyện Đak Pơ) liên kết với 47 hộ dân xã Tân An để sản xuất rau, củ, quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Hợp tác xã đứng ra bao tiêu toàn bộ sản phẩm do nông dân làm ra, đồng thời, ký kết cung ứng sản phẩm cho các công ty và trường học trên địa bàn TP. Đà Nẵng.

Thế nhưng, từ khi xuất hiện dịch Covid-19, HTX buộc phải bồi thường cho các hộ đã ký kết vì bao tiêu không hết sản phẩm. Chưa kịp khôi phục bao lâu, dịch Covid-19 xuất hiện trở lại khiến HTX tiếp tục lao đao vì nhu cầu thị trường tiêu thụ chính ở TP. Đà Nẵng bị sụt giảm mạnh.

Bà Nguyễn Tuyết Hoa-Giám đốc HTX Nông nghiệp và Dịch vụ An Trường Phát-cho biết: “Từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, các trường học trên địa bàn TP. Đà Nẵng tạm thời cho học sinh nghỉ học, các đối tác cũng tạm dừng hoạt động hoặc giảm đáng kể lượng rau, củ, quả nhập vào khiến hàng của HTX bị tồn ứ. Trong khi đó, HTX đã ký kết hợp đồng với nông dân thực hiện sản xuất theo đúng kế hoạch thì không thể không thu mua sản phẩm cho họ”. Cũng theo bà Hoa, không chỉ HTX gặp khó khăn mà ngay chính người dân cũng không thể bán sản phẩm cho người khác được.

Sơ chế khổ qua tại Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú. Ảnh: Nguyễn Diệp
Sơ chế khổ qua tại Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú. Ảnh: Nguyễn Diệp

Ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT: Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 tại các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và TP. Đà Nẵng là thị trường tiêu thụ rau xanh chính của tỉnh nên đã ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất, tiêu thụ rau xanh của nông dân. Trước tình hình đó, tỉnh đã tăng cường mở rộng thị trường tiêu thụ rau, củ, quả ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên chưa có dịch. Ngoài ra, vẫn tiếp tục vận chuyển tiêu thụ tại Quảng Nam, TP. Đà Nẵng nhưng phải kiểm soát nghiêm ngặt theo quy trình phòng-chống dịch Covid-19. Trong thời gian tới, tuyên truyền, vận động người dân đưa các loại củ, quả có khả năng lưu giữ lâu, không hư hỏng vào bảo quản, chờ tình hình dịch Covid-19 ổn định mới cung cấp đến người tiêu dùng.
 

Tương tự, HTX Nông nghiệp và Dịch vụ An Nhiên (huyện Kông Chro) cũng gặp nhiều khó khăn do thị trường tiêu thụ giảm bởi dịch Covid-19. Bà Trần Thị Tầm-Giám đốc HTX-cho biết: “Trước đây, mỗi ngày, chúng tôi xuất bán khoảng 2 tấn rau, củ, quả. Trong khi đó, hiện nay chỉ còn khoảng vài ba trăm ký. Trước mắt, HTX đang tích cực tìm kiếm thị trường để tạo điều kiện tiêu thụ hết sản phẩm cho người dân”.

Cũng theo bà Tầm, khó khăn lớn nhất hiện nay là vốn tái đầu tư sản xuất, vì giá rau, củ, quả xuống thấp khiến nhiều hộ nông dân bị thua lỗ nặng, thậm chí mất vốn đầu tư.

Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú (TP. Pleiku) chuyên sản xuất các loại rau, củ, quả theo tiêu chuẩn VietGAP để cung cấp cho TP. Pleiku và các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên. Hiện tại, Công ty cũng không nằm ngoài khó khăn chung vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Ông Nguyễn Ngọc Hoàng-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú-cho hay: “Trước đây, bình quân mỗi ngày Công ty cung cấp khoảng 2 tấn rau, củ, quả sạch đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, từ khi có dịch Covid-19, mỗi ngày chúng tôi chỉ xuất bán được khoảng 1 tấn hàng, bằng 50% sản lượng so với thời điểm chưa có dịch”.

Theo ước tính của ông Hoàng, doanh thu của Công ty giảm một nửa, chỉ còn 150-200 triệu đồng/tháng. “Khó khăn đủ bề nhưng chúng tôi vẫn cố gắng duy trì hoạt động sản xuất để đảm bảo cung cấp sản phẩm cho các đầu mối và bạn hàng quen thuộc. Vì khó khăn nên Công ty buộc phải cắt giảm 20 lao động, chỉ giữ lại khoảng 20 người tham gia lao động ở nhiều công đoạn sản xuất thiết yếu. Nguồn thu hiện tại cũng chỉ đủ bù đắp chi phí đầu tư sản xuất và tiền công lao động”-ông Hoàng nói.

 NGUYỄN DIỆP-NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.