Gia Lai quan tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản vùng dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (Gia Lai) đã tích cực triển khai chiến dịch truyền thông lồng ghép, cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao nhận thức người dân trong chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Những năm qua, với mục tiêu giúp người dân trong tỉnh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi hành vi và tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng, thông qua nhiều chương trình, dự án, ngành Y tế đã kịp thời triển khai các hoạt động truyền thông và chăm sóc sức khỏe, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Mới đây, thực hiện Dự án “Tăng cường tiếp cận công bằng tới thông tin và dịch vụ sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục toàn diện cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương” (gọi tắt là VNM10P03), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã triển khai các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi để tăng cường việc sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, khám thai định kỳ và sinh con tại cơ sở y tế tại các xã vùng sâu, vùng xa.

Theo đó, hàng ngàn người dân trên địa bàn tỉnh được tiếp cận các dịch vụ chất lượng trong chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Qua tuyên truyền, vận động, nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản. Ảnh: N.N

Qua tuyên truyền, vận động, nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản. Ảnh: N.N

VNM10P03 là dự án hợp tác giữa Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và Bộ Y tế trong giai đoạn 2022-2026. Mục tiêu chung của dự án là hỗ trợ Bộ Y tế cải thiện sự tiếp cận bình đẳng của người dân về thông tin và dịch vụ sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục có chất lượng. Trong đó, đặc biệt ưu tiên các nhóm dân cư dễ bị tổn thương và trong bối cảnh có thảm họa nhân đạo, thông qua việc xây dựng và giám sát thực hiện các chính sách và chương trình dựa trên bằng chứng, đảm bảo công bằng giới và quyền con người.

Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Thanh Hương-Trưởng khoa Sức khỏe sinh sản (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) cho hay: Được sự tài trợ của dự án, từ đầu năm đến nay, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa trong chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Tháng 9-2024, Khoa Sức khỏe sinh sản phối hợp tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình tại các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn 2 huyện Chư Sê và Mang Yang.

Theo đó, hàng trăm chị em trong độ tuổi 15-49, phụ nữ có thai, phụ nữ mới sinh đã được tư vấn, khám sức khỏe và được nghe phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản.

“Mỗi xã, chúng tôi huy động khoảng 120 người tham gia chiến dịch. Chiến dịch triển khai các hoạt động: khám thai, chăm sóc sức khỏe bà mẹ sau sinh và trẻ sơ sinh, thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, khám phát hiện nhiễm khuẩn đường sinh sản, sàng lọc ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó, tổ chức thảo luận nhóm về làm mẹ an toàn và kế hoạch hóa gia đình”-bác sĩ Hương thông tin.

Được cán bộ y tế tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản, chị Đinh Drô (làng Amil, xã Ayun, huyện Chư Sê) chia sẻ: “Mình có 2 con và muốn thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Qua tư vấn hướng dẫn, mình đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc sử dụng các biện pháp tránh thai. Cán bộ y tế cũng đã phổ biến những kiến thức rất hữu ích trong chăm sóc sức khỏe và phòng-chống suy dinh dưỡng cho trẻ”.

Tại chiến dịch truyền thông tổ chức tại xã Đê Ar (huyện Mang Yang), các cán bộ y tế đã chia sẻ những kiến thức nhằm thay đổi hành vi, tăng cường việc sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, lợi ích của việc khám thai định kỳ; làm mẹ an toàn, an toàn khi sinh con tại các cơ sở y tế, kiến thức trong chăm sóc sức khỏe sinh sản...

Y sĩ Lê Thị Nguyệt-Phó Trưởng trạm phụ trách Trạm Y tế xã Đê Ar-chia sẻ: Chiến dịch giúp người dân nắm bắt và áp dụng các kiến thức trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, giúp giảm tỷ lệ sinh con tại nhà, sinh đẻ có kế hoạch, nuôi dưỡng con một cách khoa học hơn.

Còn chị H’Nhach-Cô đỡ thôn bản xã Đê Ar thì cho biết: “Hàng năm, tôi hỗ trợ đỡ sinh con tại nhà cho hàng chục trường hợp. Chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình rất hữu ích, qua đó giúp người dân nâng cao nhận thức và ý thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, sinh con tại cơ sở y tế và sinh đẻ có kế hoạch để đảm bảo sức khỏe và nâng cao chất lượng dân số”.

Từ công tác tuyên truyền, vận động, nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nhất là tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã chú trọng đến việc khám thai định kỳ, sinh con tại cơ sở y tế. Đồng thời, nhiều cặp vợ chồng thực hiện tốt các biện pháp tránh thai để không phải mang thai và sinh con ngoài ý muốn, góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe, giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số.

Có thể bạn quan tâm

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.