Gia Lai phấn đấu tiến tới năm 2030 sẽ loại trừ sốt rét trên phạm vi toàn tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 30-1-2024, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 245/KH-UBND về Phòng- chống và loại trừ bệnh sốt rét giai đoạn 2024-2028 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu chung của kế hoạch là triển khai đồng bộ các hoạt động phòng-chống, tập trung ưu tiên vào vùng sốt rét lưu hành và có nhiều đối tượng nguy cơ cao, nhanh chóng đẩy lùi bệnh sốt rét để đến năm 2028 công nhận loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp huyện, tiến tới năm 2030 sẽ loại trừ sốt rét trên phạm vi toàn tỉnh và củng cố các yếu tố bền vững nhằm ngăn chặn bệnh sốt rét quay trở lại.

Trong đó, các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể đến năm 2028: Đảm bảo toàn bộ người dân được tiếp cận đầy đủ dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh sốt rét kịp thời đối với cả cơ sở y tế công lập và tư nhân. 100% người nghi ngờ sốt rét đến khám bệnh được xét nghiệm chẩn đoán sốt rét trong vòng 2 giờ. 100% người nhiễm ký sinh trùng sốt rét được điều trị đúng theo phác đồ của Bộ Y tế. Đảm bảo người dân trong vùng nguy cơ được bảo vệ bằng các biện pháp phòng chống véc tơ thích hợp. Hàng năm, có trên 98% hộ gia đình ở vùng sốt rét lưu hành có đủ màn phòng-chống muỗi (trung bình 1,8 người/màn đôi). Có trên 95% hộ gia đình trong vùng ổ bệnh đang hoạt động được phun hóa chất tồn lưu diệt muỗi.

Hàng năm có trên 90% người có nguy cơ cao mắc sốt rét (đi rừng, ngủ rẫy) sử dụng biện pháp phòng-chống sốt rét (nằm màn, võng màn tẩm hóa chất và các biện pháp bảo vệ cá nhân khác). Nâng cao chất lượng hệ thống giám sát dịch tễ bệnh sốt rét và đảm bảo năng lực đáp ứng dịch sốt rét. 100% trường hợp bệnh sốt rét được báo cáo đầy đủ đúng hạn theo hướng dẫn quốc gia. 100% trường hợp bệnh được điều tra và báo cáo đúng hạn theo hướng dẫn quốc gia. 100% ổ bệnh sốt rét được xử lý kịp thời trong vòng 7 ngày kể từ khi phát hiện ca bệnh đầu tiên.

Gia Lai phấn đấu tiến tới năm 2030 sẽ loại trừ sốt rét trên phạm vi toàn tỉnh. Ảnh: Như Nguyện

Gia Lai phấn đấu tiến tới năm 2030 sẽ loại trừ sốt rét trên phạm vi toàn tỉnh. Ảnh: Như Nguyện

Nâng cao kiến thức và hành vi của người dân để tự chủ động bảo vệ cá nhân trước bệnh sốt rét. Đạt trên 90% người sống trong vùng sốt rét lưu hành có ngủ màn đêm hôm trước ngày điều tra hàng năm. Duy trì trên 95% dân số vùng sốt rét lưu hành biết ít nhất 4 thông điệp chủ yếu về sốt rét, phòng-chống và loại trừ bệnh sốt rét (bệnh sốt rét do muỗi truyền, nằm màn và phun hóa chất để phòng-chống sốt rét, khi bị sốt phải đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh, uống thuốc đủ liều theo hướng dẫn của cán bộ y tế).

Quản lý, điều phối hiệu quả Chương trình phòng-chống và loại trừ bệnh sốt rét và thực hiện loại trừ sốt rét quy mô cấp tỉnh. Không còn ca bệnh sốt rét nội địa do P.falciparum tại địa phương vào năm 2025. 100% huyện, thị xã, thành phố được công nhận loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2028.

UBND tỉnh giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc, kiểm tra, giám sát, tổng hợp báo cáo việc triển khai và kết quả thực hiện kế hoạch này cho Bộ Y tế, HĐND tỉnh, UBND tỉnh. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất giải pháp huy động nguồn lực và tham mưu UBND tỉnh đảm bảo kinh phí hàng năm cho hoạt động phòng-chống và loại trừ sốt rét; quản lý, sử dụng và lồng ghép các nguồn kinh phí đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và tuân thủ đúng các quy định hiện hành. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai các nội dung Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ. Tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết các hoạt động phòng-chống và loại trừ sốt rét hàng năm, giai đoạn; đề xuất khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.

UBND chỉ đạo các Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, phối hợp với Sở Y tế trong thực hiện công tác phòng-chống và loại trừ bệnh sốt rét… Các sở, ngành, cơ quan khác liên quan theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện Kế hoạch này; lồng ghép việc triển khai thông qua các hoạt động thường xuyên của các sở, ngành.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn quản lý, chỉ đạo, xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch phòng-chống và loại trừ bệnh sốt rét giai đoạn 2024-2028 tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.