Gia Lai phấn đấu ra khỏi danh sách tỉnh nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã huy động nhiều nguồn lực để triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm nhanh và có tính bền vững. 

Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo được công bố mới đây, Gia Lai hiện còn 19.958 hộ nghèo, chiếm 5,38% tổng số hộ trên địa bàn tỉnh, trong đó có 17.178 hộ nghèo người dân tộc thiểu số, chiếm 86,07% tổng số hộ nghèo.

Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 36.004 hộ cận nghèo, chiếm 9,7% tổng số hộ trên địa bàn tỉnh, trong đó có 28.815 hộ cận nghèo người dân tộc thiểu số, chiếm 80,03% tổng số hộ cận nghèo. Đặc biệt, toàn tỉnh không có hộ nghèo thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công.

Hỗ trợ vốn vtập huấn kỹ thuật sản xuất lgiải php gip cc hộ đồng bo dn tộc thiểu số thot ngho. Ảnh: Đức Thụy
Hỗ trợ vốn và tập huấn kỹ thuật sản xuất là giải pháp giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo. Ảnh: Đức Thụy


Tuy vậy, so với mặt bằng chung cả nước thì tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của Gia Lai vẫn còn ở mức khá cao. Cùng với một số tỉnh vùng cao phía Bắc và Tây Nguyên, Gia Lai đang là “vùng cao” về đói nghèo của cả nước. Trong điều kiện dịch bệnh, thiên tai và giá cả các mặt hàng nông sản xuống thấp như hiện nay thì trong ngắn hạn rất khó để rút ngắn khoảng cách và bắt kịp với các địa phương khác.

Để đẩy nhanh công cuộc giảm nghèo, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025) đề ra chỉ tiêu phấn đấu: Giai đoạn 2021-2026, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 0,8% trở lên, giảm tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020) so với tổng số hộ dân tộc thiểu số toàn tỉnh xuống dưới 5% vào cuối năm 2025.

Theo đó, năm 2021, UBND tỉnh đề ra chỉ tiêu phấn đấu mức giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 1,5%, trong đó, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số là 2,4%.

Giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn và nhất quán của Đảng, Nhà nước, là sự nghiệp của toàn dân. Đặc biệt, giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ trọng tâm và cũng là khâu đột phá để phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống người dân và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Vì vậy, trên cơ sở Nghị định số 07/2021/NĐ-CP, ngày 27-1-2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan tích cực tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng và triển khai kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2021-2025.

Theo chúng tôi, để Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đạt hiệu quả cao hơn, ngay trong năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, các ngành, địa phương cần đề ra những mục tiêu thật cụ thể và triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy công cuộc giảm nghèo. Giải pháp đầu tiên là cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động người nghèo từ bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; nỗ lực vươn lên trong lao động sản xuất, chi tiêu có kế hoạch và chủ động xin thoát nghèo.

Bên cạnh đó, các ngành, địa phương cần tạo sinh kế cho hộ nghèo và quan tâm hỗ trợ vốn cho hộ mới thoát nghèo để tránh tái nghèo. Việc hỗ trợ vốn vay ưu đãi phải gắn liền với hướng dẫn hộ nghèo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp nhằm nâng cao thu nhập.

Ngoài ra, các ngành, các cấp cần hướng dẫn người nghèo hình thành các tổ sản xuất, hợp tác xã gắn với doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn; nhân rộng các mô hình, phong trào đã được triển khai thành công, tạo điều kiện cho người nghèo tham quan, học tập kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh để nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo.

Phát biểu tại lễ phát động “Cả nước chung tay vì người nghèo” năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Chung tay vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau” không phải là lời hô hào suông, đó là sự đồng cảm, tình thương yêu đùm bọc và mệnh lệnh trong trái tim mỗi chúng ta”.

Vì vậy, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các địa phương trong tỉnh cần huy động sự chung tay, góp sức của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và người dân với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều” để người nghèo có cơ hội vươn lên và nhanh chóng ra khỏi danh sách tỉnh nghèo.

DUY LÊ

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai đại diện cho 5 tỉnh Tây Nguyên tham gia tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Gia Lai đại diện cho 5 tỉnh Tây Nguyên tham gia tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

(GLO)- Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 19 đến 22-12, tại Sân bay Gia Lâm, TP. Hà Nội. Sự kiện là dấu ấn đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam trong dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Làng Bluk Blui ngày càng khang trang, khởi sắc. Ảnh: Đ.M.P

Về làng phong Bluk Blui

(GLO)- Hàng chục lần tôi trở về vùng đất Chư Păh (tỉnh Gia Lai) nhưng không vì thế mà trở nên nhàm chán. Mỗi lần về lại, chứng kiến bao thay đổi là lòng tôi thấy vui, vì sự phát triển của địa phương. Đặc biệt là với xã Ia Ka, với làng phong Bluk Blui-cái tên làng đặt theo tên một dòng suối ở đây.

Tặng 60 suất quà cho gia đình chính sách xã Gào

Tặng 60 suất quà cho gia đình chính sách xã Gào

(GLO)- Chiều 11-12, nhóm cựu chiến binh đến từ TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Nhóm thiện nguyện 50K TP. Pleiku và tổ dân phố 3 (phường Diên Hồng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình tặng quà cho gia đình chính sách tại xã Gào.

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.