Gia Lai phấn đấu đưa 1.550 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 12-1, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh tổng kết công tác lao động, người có công và xã hội năm 2023, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Rcom Sa Duyên cùng 2 Phó Giám đốc Sở chủ trì hội nghị. Hội nghị kết nối đến 17 điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Rcom Sa Duyên (đứng) cùng 2 Phó Giám đốc Sở chủ trì hội nghị. Ảnh: Đinh Yến

Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Rcom Sa Duyên (đứng) cùng 2 Phó Giám đốc Sở chủ trì hội nghị. Ảnh: Đinh Yến

Năm 2023 được sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên và kịp thời của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Sở đã tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, các chỉ tiêu được giao kịp thời, đúng quy định.

Theo đó, công tác tổ chức đào tạo nghề linh hoạt được thực hiện tới tận thôn, làng phù hợp với tình hình đặc thù của người học. Theo thống kê, trong năm đã tuyển sinh và đào tạo nghề được 15.297 người, đạt 122,4% kế hoạch, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 40%, tăng 1,63% đạt 135,8% kế hoạch. Giải quyết việc làm mới cho 26.580 lao động, đạt 100,3% kế hoạch, tăng 1,22% so với năm 2022; trong đó có 1.510 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Đến cuối năm 2023, toàn tỉnh giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 8,11%, tương đương với 31.502 hộ; tỷ lệ hộ cận nghèo còn 9,21%, tương đương 35.749 hộ… Các chế độ chính sách cho người có công được triển khai kịp thời, đúng đối tượng. Năm 2023 đã làm thủ tục cắt giảm, hỗ trợ mai táng phí cho 668 hồ sơ hưởng trợ cấp người có công. Đưa 186 người có công và thân nhân đi điều dưỡng tại TP. Đà Nẵng; hỗ trợ dụng cụ chỉnh hình cho 43 thương binh, bệnh binh với tổng số tiền 113 triệu đồng.

Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xây dựng nông thôn mới theo đúng tiến độ và mục tiêu đề ra.

Công tác quan hệ lao động, tiền lương doanh nghiệp nhà nước; an toàn vệ sinh lao động; bảo trợ xã hội, trẻ em, bình đẳng giới; phòng-chống các tệ nạn xã hội; thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được ngành lao động, người có công và xã hội giải quyết kịp thời, đúng quy trình.

Tại hội nghị, đại diện các địa phương đã phát biểu thảo luận, kiến nghị tháo gỡ những tồn tại như: năm 2023 chất lượng nguồn cung lao động còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu lao động của thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập; phần lớn hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu sinh kế, việc làm, thu nhập không ổn định; nguồn lực đầu tư cho công tác trẻ em còn nhiều hạn chế; số đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội khá lớn, biến động liên tục, thường tập trung ở các xã nghèo, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số...

Toàn cảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh. Ảnh: Đinh Yến

Toàn cảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh. Ảnh: Đinh Yến

Trên cơ sở đó, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nhấn mạnh: Năm 2024, ngành tiếp tục tập trung triển khai 6 nhiệm vụ trọng tâm; trong đó, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Tỉnh ủy về giảm nghèo nhanh và bền vững trong đồng bào dân tộc thiểu số đến 2025. Tiếp tục thực hiện, giải quyết kịp thời các hồ sơ chính sách người có công, chú trọng vào các hồ sơ vướng mắc để cùng các ngành, địa phương tháo gỡ, giải quyết.

Bên cạnh đó, ngành tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh giải quyết việc làm mới cho 26.800 lao động; đưa 1.550 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức hiệu quả Tháng Hành động về an toàn việc sinh lao động (tháng 5). Đồng thời, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với người yếu thế trong xã hội; phối hợp với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch thanh, kiểm tra về các lĩnh vực của ngành.

Có thể bạn quan tâm

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Việt Nam đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á về mức độ an toàn với 59,2 điểm. Ảnh: Phương Vi

Việt Nam xếp thứ 4 Đông Nam Á về mức độ an toàn

(GLO)- Trang web Numbeo-một trang web chuyên thống kê về chỉ số mức sống tại các thành phố và quốc gia vừa công bố danh sách các quốc gia an toàn nhất thế giới. Trong đó, xếp theo khu vực, Việt Nam đứng thứ 4 Đông Nam Á với 59,2 điểm.

Y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh động viên chị Siu Bếp (bìa trái, làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cố gắng cho con nằm viện điều trị. Ảnh: N.N

Điểm tựa cho bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến những bệnh nhân nghèo, khó khăn không có tiền điều trị, đội ngũ y-bác sĩ tại các bệnh viện trong tỉnh Gia Lai đã không ngần ngại đứng ra giúp đỡ, trở thành điểm tựa cho bệnh nhân an tâm điều trị.

Gương sáng làng Nang

Ông Rơ Châm Thơnh - Gương sáng làng Nang

(GLO)- Ông Rơ Châm Thơnh (SN 1966, làng Nang, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) rất được dân làng kính trọng, quý mến. Không chỉ có công trong việc xây dựng khối đoàn kết ở khu dân cư, ông Thơnh còn là tấm gương sáng về phát triển kinh tế tại địa phương.