Gia Lai: Phấn đấu đến năm 2030, trí thức có trình độ đại học trở lên chiếm khoảng 77%

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là một trong những mục tiêu đề ra tại kế hoạch số 2211/KH-UBND của UBND tỉnh Gia Lai.

Kế hoạch vừa được ban hành nhằm thực hiện Nghị quyết số 107/NQ-CP ngày 9-7-2024 của Chính phủ và Chương trình hành động số 81-CTr/TU ngày 29-2-2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW, ngày 24-11-2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.

can-bo-phong-nghien-cuu-trien-khai-trung-tam-ung-dung-tien-bo-khoa-hoc-va-cong-nghe-so-khoa-hoc-va-cong-nghe-kiem-tra-cac-san-pham-cay-mo-trong-phong-thi-nghiem-anh-phan-lai-1493.jpg
Cán bộ Phòng Nghiên cứu-Triển khai (Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai) kiểm tra các sản phẩm cấy mô trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Phan Lài

Mục tiêu của kế hoạch 2211/KH-UBND là xây dựng đội ngũ trí thức tỉnh Gia Lai vững mạnh toàn diện; tạo điều kiện và động lực để phát huy vai trò, sự cống hiến đặc biệt quan trọng của đội ngũ này.

Cụ thể, kế hoạch đề ra mục tiêu đến năm 2030 xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định. 100% công chức làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ đạt chuẩn trình độ theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và theo vị trí việc làm được phê duyệt.

Phấn đấu toàn tỉnh có khoảng 136 ngàn người có trình độ cao đẳng trở lên, trong đó trí thức có trình độ đại học trở lên chiếm khoảng 77%. Ưu tiên bảo đảm nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; nâng cao tiềm lực khoa học ở các ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển như công nghệ cao, công nghệ sinh học.

Cùng với đó tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức phát huy, cống hiến trí tuệ, năng lực, tích cực tham gia các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, bảo vệ môi trường. Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức để tạo ra lớp cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, nhà khoa học và chuyên gia trên một số lĩnh vực như: y tế, giáo dục, nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ...

Tầm nhìn đến năm 2045, toàn tỉnh có khoảng 146 ngàn người có trình độ từ cao đẳng trở lên, trong đó trí thức có trình độ đại học trở lên chiếm khoảng 80%. Đồng thời, kế hoạch trên đề ra mục tiêu tiếp tục xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, phát huy vai trò của các trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng và các tổ chức khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh tham gia đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Kế hoạch 2211/KH-UBND cũng nêu các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện như: Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức, trọng dụng nhân tài; tăng cường quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện các quy định đối với đội ngũ trí thức; tăng cường nguồn lực xây dựng đội ngũ trí thức; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh…

Có thể bạn quan tâm

Chị Siu H’Teo (ở giữa, làng Phung, xã Ia Phang) phấn khởi khi kinh tế của gia đình ngày càng ổn định. Ảnh: Q.T

Đào tạo nghề: “Chìa khóa” thoát nghèo bền vững ở Chư Pưh

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Chư Pưh đã triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Qua đó, người dân được định hướng, tiếp cận nghề nghiệp mới, góp phần cải thiện thu nhập và thoát nghèo bền vững.

Bỏ thi thăng hạng giáo viên từ tháng 12

Bỏ thi thăng hạng giáo viên từ tháng 12

Thay thi bằng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên với những quy định mới; hướng dẫn phương pháp tính giá dịch vụ GD-ĐT là những chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 12 năm nay.

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều trường học có cổng ra vào nằm cạnh đường quốc lộ và tỉnh lộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần triển khai các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.