Nữ trí thức có nhiều ảnh hưởng trong Cách mạng Tháng Tám ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong những công trình nghiên cứu lịch sử Đảng bộ tỉnh và một số huyện có sự kiện liên quan, nhân vật phụ trách công tác phụ nữ của tỉnh sau Cách mạng Tháng Tám được ghi nhận là Lê Thị Trinh.

Khi đọc lại hồi ký của đồng chí Phan Thêm-người được Xứ ủy Trung Kỳ cử lên Gia Lai để xây dựng và phát triển đảng viên và tổ chức Đảng ở địa phương sau Cách mạng Tháng Tám (năm 1945), có một đoạn khiến tôi lưu tâm: “Để phổ biến điều lệ, chương trình Việt Minh… Tỉnh ủy phải dùng cán bộ biết tiếng Pháp như Phan Lệ Trinh, cán bộ phụ nữ tỉnh Gia Lai”. Tôi dừng lại khá lâu vì cái họ lạ hoắc này gắn với tên một nhân vật mà tôi nghe rất quen trong lịch sử tỉnh nhà. Vì vậy, tôi bắt đầu cuộc tra cứu, tìm hiểu về việc này.

Ảnh tư liệu

Ảnh tư liệu

Trong những công trình nghiên cứu lịch sử Đảng bộ tỉnh và một số huyện có sự kiện liên quan, nhân vật phụ trách công tác phụ nữ của tỉnh sau Cách mạng Tháng Tám được ghi nhận là Lê Thị Trinh. Cuốn “Lịch sử phong trào phụ nữ và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Gia Lai (1930-2010)” cũng ghi: Bí thư Ban Chấp hành lâm thời Hội Phụ nữ cứu quốc tỉnh Gia Lai giai đoạn 1945-1946 là Lê Thị Trinh. Đôi chỗ, còn có tên Phan Thị Trinh. Một câu hỏi chợt vụt qua trong tôi: Hay là hồi ấy có nhiều người cùng tên mà khác họ? Sau đó, tôi tìm đọc kỹ hơn về những hoạt động liên quan đến cái tên này và kết luận: Chỉ có một người với đặc điểm nổi bật là một nữ thanh niên trí thức, rất giỏi tiếng Pháp và có khả năng diễn thuyết tốt.

Trong công trình nghiên cứu lịch sử Đảng bộ được ấn hành đầu tiên của tỉnh vào năm 1980 là “Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Gia Lai-Kon Tum (sơ thảo lần thứ nhất)” do Ban nghiên cứu lịch sử Đảng xuất bản, không ghi chép gì về người phụ nữ có tên Trinh. Có lẽ, tên bà được nhắc đến đầu tiên là trong “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia Lai”, tập 1 (1945-1975), do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 1996. Tại trang 85 có đoạn: “Chị Phan Thị Trinh thay mặt giới phụ nữ trong tỉnh nói lên niềm phấn khởi và tự hào về sự đổi đời chưa từng có của Nhân dân các dân tộc tỉnh nhà”.

Thế rồi, đang từ Phan Lệ Trinh, Phan Thị Trinh, không rõ vì lý do gì, đến cuốn “Lịch sử phong trào phụ nữ Gia Lai (1930-2000)” do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh ấn hành năm 2002, bà Trinh từ họ Phan (Phan Lệ, Phan Thị) lại chuyển sang họ Lê. Tại trang 69, sách này viết: “Chị Lê Thị Trinh, một thanh niên trí thức thay mặt giới phụ nữ trong tỉnh phát biểu ý kiến trong cuộc mít tinh” và “chị Lê Thị Trinh phụ trách phụ nữ”.

Trong “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia Lai (1945-2005)” do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2009, tại trang 122 cũng viết: “…chị Lê Thị Trinh thay mặt giới phụ nữ trong tỉnh nói lên niềm phấn khởi”. Có lẽ lấy cứ liệu này, tất cả các công trình sau này viết nhân vật lịch sử này đều ghi thống nhất họ tên chị là Lê Thị Trinh.

Tạm khép lại các công trình lịch sử, tôi tìm đến một ghi chép của Lê Trinh, đề ngày viết là 15-6-1998, có tiêu đề “Gia Lai trong trái tim tôi”. Người viết cho biết: Lúc này, bà tròn 70 tuổi. Trong toàn bộ bài viết, tác giả không một lần nhắc đến họ của mình. Câu chuyện bắt đầu bằng sự việc, sau ngày đất nước thống nhất, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt-Xô (Hà Nội), nơi bà làm việc, cô y tá trưởng đưa cho bà bệnh án của đồng chí Hoàng Lê, lúc này là Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai-Kon Tum. Từ đây, ký ức về Gia Lai hiện lên trong bà: Năm 1940, khi bà 16 tuổi, bố của bà là ông Phan Văn Viện được điều đến làm việc trong ngành Lục lộ tỉnh Pleiku. Khi phong trào thanh niên ở Pleiku phát triển, bà tham gia phong trào, rồi sau Cách mạng Tháng Tám, được phân công làm công tác phụ nữ. Bà được phân công về Pleiku và Cheo Reo mở lớp huấn luyện Việt Minh bằng tiếng Pháp. Ở Cheo Reo, lớp học lúc đầu chỉ rất ít người. Họ là những học sinh Jrai, trình độ khoảng lớp 5, lớp 6 và một số cai lính mới đào ngũ biết tiếng Pháp. Họ đến học chỉ để thăm dò. Sau buổi học đầu tiên, họ về kháo nhau: “Việt Minh nó là con gái chúng mày ạ, nó lại nói tiếng Pháp giỏi và hay nữa, thế mới lạ!”. Rồi sau đó, lớp học ngày càng đông.

Cũng trong ghi chép này, bà cho biết, tháng 6-1946, khi thực dân Pháp tái chiếm Gia Lai và Kon Tum, cùng với bộ đội, đồng bào, đồng chí, bà tạm lánh về Bình Định chờ ngày trở lại hoạt động. Nhưng do bị sốt rét quá nặng, bà trở về gia đình chữa bệnh, rồi tham gia công tác tại Phú Yên. Năm 1955, bà được Tỉnh ủy Phú Yên giới thiệu đi học bác sĩ tại Việt Bắc, đi du học tại Đức, rồi về làm việc tại Bệnh viện Hữu nghị Việt-Xô.

Kết nối những thông tin trên, có một điều chắc chắn là bà Trinh có ông bố họ Phan (Phan Văn Viện). Vì vậy, họ của bà phải là Phan. Điều này phù hợp với ghi chép của đồng chí Phan Thêm-người đầu tiên đại diện cho Xứ ủy Trung Kỳ tiếp cận với phong trào cách mạng Gia Lai, Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên. Mặt khác, trong những thông tin xuất hiện sớm về bà, họ của bà cũng đã được ghi là Phan. Có thể từ Phan Lệ Trinh, do vô tình hay cố ý mà biến thành Lê Trinh, rồi thành Lê Thị Trinh. Vì vậy, khi viết bài báo nhỏ này, người viết chỉ muốn làm sáng tỏ về một nhân vật lịch sử để những công trình tiếp nối sẽ không còn lầm lẫn khi viết tên người nữ trí thức Phan Lệ Trinh.

Có thể bạn quan tâm

Diện mạo đô thị Chư Sê ngày càng khang trang. Ảnh: Q.T

Chư Sê vững tin bước vào năm mới

(GLO)- Bước vào năm 2025 với nhiều thời cơ và thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, phát huy những kết quả đạt được cũng như tiềm năng, lợi thế, quyết tâm hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025 và nhiệm kỳ 2020-2025.

Tết ở Đồn Biên phòng Ia Pnôn

Tết ở Đồn Biên phòng Ia Pnôn

(GLO)- Để tạo không khí vui tươi đón năm mới Ất Tỵ 2025, Đồn Biên phòng Ia Pnôn (huyện Đức Cơ) đã tổ chức chương trình “Hái hoa dân chủ”, chúc Tết bộ đội và giao lưu văn nghệ với dân bản. Qua đó đã tiếp thêm động lực để cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị vững chắc tay súng bảo vệ biên cương.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Gia Lai vững bước cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh

InfographicTổng Bí thư Tô Lâm: Gia Lai vững bước cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh

(GLO)- Lời Tòa soạn: Sáng 6-1, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác đã đến thăm và làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh; thăm, làm việc với Bộ Tư lệnh Quân đoàn 34, Bộ Tư lệnh Binh đoàn 15; tặng quà cho các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn tỉnh trao; tặng trạm y tế cho xã Glar.

Kỳ vọng vào những quyết sách đúng đắn của Đảng

Kỳ vọng vào những quyết sách đúng đắn của Đảng

(GLO)- L.T.S: Đại hội đại biểu Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 là sự kiện chính trị quan trọng, ngày hội lớn của toàn Đảng, toàn dân. Hướng về đại hội, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Gia Lai kỳ vọng vào những quyết sách đúng đắn, đưa đất nước và tỉnh vào giai đoạn phát triển mới.

Bộ mặt thị trấn Kông Chro ngày càng khang trang, đổi mới. Ảnh: Ngọc Minh

Kông Chro "chuyển mình" cùng đất nước

(GLO)- Nhắc đến Kông Chro, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến huyện nghèo duy nhất của tỉnh Gia Lai. Thế nhưng, trên hành trình “cất cánh” cùng đất nước, mảnh đất này cũng đã có những bước chuyển mình đáng tự hào.

Chị Ksor H’Bloan (thứ 3 từ phải sang) được Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn-TNHH một thành viên hỗ trợ xây nhà “Mái ấm Công đoàn”. Ảnh: U.N

Tết ấm cho đoàn viên, người lao động

(GLO)- Với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Gia Lai đã tổ chức linh hoạt, đa dạng các hình thức chăm lo phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động.

Lãnh đạo tỉnh Gia Lai dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo tỉnh Gia Lai dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

(GLO)- Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025, sáng 24-1, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku), Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc Gia Lai tổ chức Lễ dâng hoa, dâng hương trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên và viếng các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh.

Phiên chợ xuân ấm tình quân dân

Phiên chợ xuân ấm tình quân dân

(GLO)- Để giúp người dân trên vùng biên giới có cái Tết ấm áp, Công ty 74 phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đức Cơ tổ chức "Phiên chợ xuân thắm tình quân dân".