Chiến thắng Đak Pơ: Ý nghĩa lịch sử trong cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lược

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Năm nay, chúng ta kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Góp phần làm nên chiến thắng vang dội ấy, cùng với chiến trường cả nước là cú đấm bồi trận chiến Đak Pơ tại Gia Lai trên đường 19-một Điện Biên Phủ ở Liên khu V.

Cú đấm đó đã góp phần đánh bại hoàn toàn chiến tranh xâm lược Việt Nam và Đông dương của Pháp, trực tiếp đưa đến ký kết Hiệp định Genève buộc Pháp phải rút quân về nước.

Từ nhiều tháng trước, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai cũng lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng Đak Pơ với tinh thần nghiêm túc, trang trọng. Tỉnh thành lập Ban chỉ đạo riêng để tổ chức kỷ niệm ngày lễ lớn. Đề nghị các cấp, các ngành, đơn vị liên quan phối hợp xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức sự kiện trang trọng, thành công.

Đền Tưởng niệm liệt sĩ và Tượng đài Chiến thắng Đak Pơ. Ảnh: Internet

Đền Tưởng niệm liệt sĩ và Tượng đài Chiến thắng Đak Pơ. Ảnh: Internet

Trước ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng đặc biệt của chiến thắng lịch sử Đak Pơ, Đảng ủy, Ban Biên tập Báo Gia Lai nhận thức sâu sắc và bám sát định hướng, hướng dẫn tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương, của tỉnh. Đảng ủy, Ban Biên tập Báo Gia Lai chú trọng giáo dục nhận thức chính trị cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên, người lao động trong cơ quan về vai trò, ý nghĩa chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng Đak Pơ.

Chấp hành thực hiện yêu cầu nhiệm vụ được giao, bám sát yêu cầu mục đích tuyên truyền, thực hiện định mức tin bài, sáng tạo nội dung, hình thức thể hiện. Ban Biên tập chủ động đưa cán bộ, phóng viên đi bồi dưỡng, đào tạo, tham gia tập huấn, phối hợp tổ chức hội thảo chuyên đề về chiến thắng Đak Pơ. Báo thường xuyên quán triệt yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng Đak Pơ bám sát chủ trương, định hướng của Trung ương, của tỉnh. Việc cập nhật thông tin, văn bản chỉ đạo của trung ương, ngành, của cấp ủy cấp trên về chiến thắng Đak Pơ được chú trọng, phổ biến đến từng bộ phận, cán bộ, đảng viên, phóng viên.

Đặc biệt, các phòng chuyên môn phóng viên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Biên tập đã cụ thể hóa chủ trương thành kế hoạch tuyên truyền, kịp thời, đa dạng thông tin, hình thức thể hiện. Các chủ đề, chủ điểm lớn về chiến thắng Điện Biên Phủ, Đak Pơ được chỉ đạo triển khai kịp thời, giao phóng viên/nhóm phóng viên thực hiện, gợi mở hướng tiếp cận, thu thập, khai thác thông tin, hình thành bài viết phục vụ tốt công tác tuyên truyền.

Tổng hợp hàng năm, Báo Gia Lai có khoảng 50 tác phẩm tin, bài, phóng sự ảnh, clip… tuyên truyền cho sự kiện chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng Đak Pơ. Bên cạnh lực lượng phóng viên chủ chốt, Ban Biên tập còn tập hợp, mời gọi các cộng tác viên là các chuyên gia, các nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thể, địa phương, nhà báo có uy tín tham gia viết bài, sáng tạo thêm tác phẩm tuyên truyền.

Nội dung tuyên truyền trên các ấn phẩm của Báo là thông tin hoạt động của Ban chỉ đạo kỷ niệm chiến thắng Đak Pơ; hoạt động của ngành Văn hóa, Bảo tàng tỉnh, huyện Đak Pơ; các bài viết với những thông tin phát hiện mới, tô đậm và làm sâu sắc thêm giá trị và ý nghĩa chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng Đak Pơ…; kết quả thắng lợi to lớn; sự hy sinh, đóng góp của cán bộ, bộ đội, nhân dân, công cuộc ra trận toàn dân toàn diện; sự lãnh đạo tài tình của Đảng, Bác Hồ, vai trò của lực lượng vũ trang non trẻ và thiên tài quân sự đặc biệt-Đại tướng Võ Nguyên Giáp; gương các anh hùng liệt sĩ; những chiến thắng có ý nghĩa bước ngoặt trong lịch sử 9 năm chống Pháp (Biên giới Thu Đông 1950, Hòa Bình 1951, Tây Bắc 1952, Thượng Lào 1953 xoay chuyển cục diện có lợi cho ta dẫn đến Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 đánh bại hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Pháp ở Him Lam sau 56 ngày đêm).

Đặc biệt, nội dung tuyên truyền của Báo bao quát toàn diện và nhấn mạnh tầm vóc, ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Đak Pơ trong mối quan hệ với các chiến trường trong cả nước. Ở Gia Lai, tháng 12-1953, Bộ Tư lệnh Liên khu V thông qua kế hoạch tấn công Tây Nguyên, trong đó Bắc Kon Tum làm hướng tiến công chính, An Khê-đường 19 làm hướng phụ. Theo kế hoạch từ tháng 1-1954, các chiến trường sau lưng địch lần lượt nổ súng. Tại Gia Lai, các trận đánh lớn diễn ra lúc này có trận tập kích đồn Đak Đoa tháng 2-1954, trận đánh đồn Plei Ring tháng 3-1954 và trận đánh cầu Đak Pơ tháng 6-1954.

Đồng chí Nguyễn Minh Châu, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 96, quán triệt nhiệm vụ cho đơn vị trước khi thực hiện nhiệm vụ. Ảnh tư liệu/QĐND

Đồng chí Nguyễn Minh Châu, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 96, quán triệt nhiệm vụ cho đơn vị trước khi thực hiện nhiệm vụ. Ảnh tư liệu/QĐND

Trong trận đánh cầu Đak Pơ, lực lượng địch gấp 2 lần lực lượng ta nhưng Bộ Tư lệnh Quân khu 5 chủ trương quyết tâm tiêu diệt toàn bộ. “13 giờ ngày 24-6-1954 toàn bộ lực lượng địch lọt vào trận địa phục kích trên đoạn đường dài 3 km từ Katung đến Đak Pơ. Bộ đội nổ súng tấn công đến 18 giờ cùng ngày thì hoàn toàn làm chủ trận địa; dân quân du kích và nhân dân các xã hai bên đường 19 phối hợp cùng bộ đội truy quét tàn quân địch. Trên 700 lính Âu Phi chết và bị thương, bắt 1.200 tên trong đó có đại tá Baru và toàn bộ ban tham mưu binh đoàn, thu 229 xe, 20 đại bác và hàng ngàn súng các loại… (Lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia Lai 1945-2020).

Trận đánh cầu Đak Pơ của Trung đoàn 96-Liên khu V đã tiêu diệt toàn bộ Binh đoàn cơ động 100 quân viễn chinh Pháp rút chạy trên đường đường 19 từ thị trấn An Khê về Pleiku, đánh bại chiến dịch Át Lăng của tướng Nava, góp phần đưa chiến trường Tây Nguyên đi đến thắng lợi.

Chiến thắng Đak Pơ là bản anh hùng ca bất diệt, góp phần buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Genève kết thúc cuộc chiến xâm lược ở Đông Dương (nguồn: QĐNDVN).

Chiến thắng Đak Pơ là bản anh hùng ca bất diệt, góp phần buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Genève kết thúc cuộc chiến xâm lược ở Đông Dương (nguồn: QĐNDVN).

Cùng với chiến thắng trên các chiến trường, chiến thắng Đak Pơ buộc Pháp buộc phải ngồi vào bàn đàm phán và ký Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chiến thắng Đak Pơ được xem là cú bồi sấm sét kết liễu cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định:“ Liên khu V là một trong những chiến trường giành được thắng lợi rực rỡ nhất trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, phối hợp rất đắc lực với chiến trường Điện Biên Phủ”.

Với chiến thắng Đak Pơ và các chiến trường khác, vùng nông thôn, đất đai Gia Lai, dân số hầu hết đều được giải phóng, cơ sở chính trị và phong trào kháng chiến thêm phát triển. Chiến thắng tiếp thêm sức mạnh, có thêm thời gian để ta ổn định tình hình, tuyên truyền về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị thắng lợi, cổ vũ nhân dân tiếp tục làm nên những thắng lợi mới. Thắng lợi này cũng tạo điều kiện để chúng ta chuyển quân tập kết theo lệnh của trên đúng kế hoạch. Sau chiến công oanh liệt, tỉnh tổ chức mừng chiến thắng, kêu gọi nhân dân ủng hộ cách mạng, biểu dương sức mạnh đoàn kết quân dân, đoàn kết dân tộc. Chuẩn bị lực lượng để bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thực hiện nhiệm vụ cách mạng mới với khí thế người chiến thắng, với niềm tin son sắt vào Đảng, Bác Hồ.

Nội dung tuyên truyền của Báo còn hướng trọng tâm về địa phương có di tích cách mạng quan trọng-di tích chiến thắng Đak Pơ, về việc tiếp bước truyền thống, lập nên thành tích toàn diện các mặt của huyện Đak Pơ. Phóng viên của Báo qua các thời kỳ đã có nhiều nỗ lực tuyên truyền tầm vóc, ý nghĩa, chiến thắng Đak Pơ; quá trình xây dựng hồ sơ di tích, rà soát cắm mốc xác định địa điểm di tích, nhân chứng, hội thảo; xếp hạng, công bố di tích; công tác đầu tư, xã hội hóa nguồn lực xây dựng di tích, đặc biệt là công trình tượng đài, nhà bia kỷ niệm; hoạt động gặp mặt cựu chiến binh từng tham gia làm nên chiến thắng Đak Pơ, hoạt động nghĩa tình, liên lạc, thăm và tặng quà gia đình liệt sĩ, thương binh, thân nhân đóng góp vào chiến thắng Đak Pơ; hoạt động tham quan, về nguồn, giáo dục truyền thống, kết quả phong trào thi đua lập thành tích chào mừng ngày kỷ niệm…

Một lần kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng Đak Pơ là thêm một lần Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai thêm nâng cao nhận thức về giá trị của độc lập tự do, hòa bình; thường trực lòng ghi ơn, tri ân sâu sắc công sức, máu xương đã đổ xuống. Nhận thức đầy đủ giá trị chiến thắng, chúng ta có cơ sở để đấu tranh làm thất bại âm mưu xuyên tạc, bóp méo lịch sử, bóp méo chiến thắng oai hùng Điện Biên Phủ, chiến thắng Đak Pơ, vai trò của Đảng, Bác Hồ, quân đội trong công cuộc kháng Pháp.

“Uống nước nhớ nguồn”, chúng ta còn bày tỏ lòng biết ơn bạn bè quốc tế và nhân loại tiến bộ ủng hộ Việt Nam trường kỳ kháng Pháp thắng lợi. Mỗi người cần ra sức học tập, lao động, công tác đóng góp xây dựng và phát triển quê hương đất nước, để càng làm rõ ràng thêm truyền thống oanh liệt, hào hùng mà cha ông ta đã dày công lập nên và trao truyền lại cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Có thể bạn quan tâm

Tổng kết công tác tuyển quân năm 2024

Tổng kết công tác tuyển quân năm 2024

(GLO)- Sáng 25-6, Đại tá Lê Kim Giàu-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nghĩa vụ quân sự tỉnh Gia Lai chủ trì hội nghị tổng kết công tác tuyển quân năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Quốc hội Việt Nam phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương của Anh

Quốc hội Việt Nam phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương của Anh

(GLO)- TTO đưa tin, sáng 25-6, với 459/460 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.