Gia Lai hướng đến mục tiêu phủ kín thông tin về thủ đoạn của tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng viễn thông và mạng internet, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương tiếp tục quán triệt, thực hiện hiệu quả Kế hoạch của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đơn vị, địa phương tăng cường tuyên truyền trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan, đơn vị về các phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng viễn thông và mạng internet; đồng thời tuyên truyền, vận động gia đình, người thân, bạn bè, quần chúng nơi cư trú nắm, hiểu, chủ động cảnh giác, có ý thức tự phòng, tự quản, tự bảo vệ tài sản và tố giác với cơ quan chức năng khi phát hiện nghi vấn hoạt động phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Báo Gia Lai, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh tăng thời lượng, tần suất phát các tin, bài, phóng sự tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, website, các trang fanpage, nhóm zalo, facebook... hướng đến mục tiêu phủ kín thông tin về phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng viễn thông, mạng internet trên mọi hình thức.

Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường quản lý Nhà nước trên lĩnh vực thông tin, truyền thông; ngoài việc chỉ đạo các nhà mạng thường xuyên nhắn tin thông báo phương thức, thủ đoạn của tội phạm đến các thuê bao điện thoại, cần quyết liệt hơn trong công tác quản lý số điện thoại chính danh, xóa bỏ các thuê bao “rác”; phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an trong xác minh địa chỉ IP thuê bao mạng.

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Gia Lai chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng đứng chân trên địa bàn tỉnh quản lý chặt công tác mở tài khoản, nhất là mở tài khoản online; đồng thời phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an trong xác minh, phong tỏa tài khoản.

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện đồng bộ các biện pháp tuyên truyền đến tận thôn, làng, tổ dân phố... bằng nhiều hình thức phù hợp, tập trung tuyên truyền bằng hình ảnh trực quan trên panô, áp phích được treo, dán tại hội trường, nhà văn hóa, nhà rông...; tuyên truyền trên loa phát thanh, qua các buổi họp tổ dân phố, khu dân cư... phát tờ rơi đến từng hộ dân (thông tin tuyên truyền cần dịch ra tiếng Jrai, Bahnar để người dân tộc thiểu số dễ tiếp cận).

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền phòng-chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng viễn thông và mạng internet; thường xuyên thông báo phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm công nghệ cao thông qua các hội nghị tập huấn, sinh hoạt chuyên đề, các hoạt động an sinh xã hội để các cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên biết, cảnh giác, phòng ngừa, đấu tranh, tố giác tội phạm. Thực hiện tốt vai trò giám sát, tăng cường nắm tình hình ngay tại địa bàn cơ sở; đồng thời, vận động Nhân dân tham gia lên án, tố giác tội phạm nói chung và tội phạm lừa đảo có sử dụng công nghệ cao nói riêng.

Có thể bạn quan tâm

Vụ phóng hỏa quán cà phê khiến 11 người tử vong: Nhiều thi thể bị cháy biến dạng

Vụ phóng hỏa quán cà phê khiến 11 người tử vong: Nhiều thi thể bị cháy biến dạng

Theo đại diện cơ quan chức năng, đến nay đã có 3 nạn nhân xác định được danh tính, nhiều người còn lại vẫn đang chờ kết quả khám nghiệm tử thi. Một nhân viên phụ trách nhà tang lễ cho hay, nhiều thi thể bị cháy biến dạng, cơ quan chức năng đang khám nghiệm để xác định thêm danh tính.

Chi tiết vụ án liên quan Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị

Chi tiết vụ án liên quan Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị

Liên quan đến vụ Tổng biên tập Tạp chí môi trường và Đô thị Việt Nam cùng đồng phạm bị bắt, ngày 18/12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình cho biết, từ năm 2018 đến 2024, Tạp chí này đã ký kết gần 3.200 hợp đồng tài trợ và quảng cáo với các tổ chức, doanh nghiệp, tổng giá trị hơn 80 tỷ đồng.

Hiện trường vụ khai thác đá trái phép tại làng Tơ Dră, xã Bar Măih. Ảnh: L.N

Chư Sê gặp khó trong quản lý khoáng sản

(GLO)- Huyện Chư Sê có trữ lượng khoáng sản lớn, chủ yếu là than bùn và khoáng sản thông thường làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và một phần nằm trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân khiến công tác quản lý gặp không ít khó khăn.