Gia Lai hướng dẫn tuyên truyền 5 luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 3

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 15-7, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) có Công văn số 06/HĐPHPBGDPL về việc phổ biến 5 luật mới, gồm Luật: Cảnh sát cơ động; Thi đua, khen thưởng; Điện ảnh; Kinh doanh bảo hiểm; sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 3.
Theo đó, Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương quán triệt nội dung cơ bản của các luật nêu trên đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình bằng hình thức phù hợp, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin để triển khai thực hiện (tập huấn, thi tìm hiểu pháp luật, tư vấn pháp luật trực tuyến; đối thoại pháp luật trực tuyến; biên soạn, đăng tải hỏi-đáp pháp luật trên Cổng/Trang Thông tin điện tử…); bố trí nguồn lực bảo đảm thực hiện nhiệm vụ. 
 Ảnh minh họa
Ảnh minh họa nguồn internet.
Theo dõi các văn bản, tài liệu giới thiệu, phổ biến văn bản pháp luật mới trên Trang thông tin về PBGDPL-Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp (https://pbgdpl.moj.gov.vn), Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp (https://stp.gialai.gov.vn), Trang thông tin Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Gia Lai (https://pbgdpl.gialai.gov.vn) để đăng tải, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân dễ dàng tiếp cận, khai thác và sử dụng khi có nhu cầu.
 Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương có xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thì cần chú trọng đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo Kế hoạch số 1295/KH-UBND ngày 17-6-2022 của UBND tỉnh triển khai Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Trong quá trình thực hiện, cần nắm bắt và phản ánh kịp thời cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về ý kiến của nhân dân, phản ánh của dư luận xã hội về tính khả thi, phù hợp của văn bản mới ban hành; kịp thời định hướng thông tin, phổ biến những vấn đề nóng, được dư luận quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội; giải đáp pháp luật và các vướng mắc trong áp dụng pháp luật về các lĩnh vực, phạm vi do mình quản lý.
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí đóng chân trên địa bàn tỉnh và mạng lưới truyền thanh cơ sở tăng cường thông tin, truyền thông, phổ biến nội dung các luật mới thông qua để người dân biết và thực hiện; đối với Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh có văn bản hướng dẫn, tổ chức quán triệt, phổ biến nội dung của các luật mới và văn bản pháp luật liên quan trong toàn ngành.
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh tổ chức quán triệt, tuyên truyền nội dung các luật mới, văn bản pháp luật liên quan cho hội viên, thành viên của tổ chức mình và tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân; tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật.
Hội đồng phối hợp PBGDPL các huyện, thị xã, thành phố tham mưu, tư vấn cho UBND cùng cấp căn cứ nhu cầu, điều kiện thực tế của địa phương triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các luật mới ban hành và các lĩnh vực cần được chú trọng với nội dung và hình thức phù hợp; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
LỆ HẰNG
 

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.