Gia Lai: Hơn 1.711,6 ha cà phê bị rệp sáp gây hại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo thống kê của Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai), toàn tỉnh có hơn 1.711,6 ha cà phê bị rệp sáp gây hại.
Người dân huyện Ia Grai phun thuốc phòng trừ rệp sáp cho cây cà phê. Ảnh: Lê Nam
Người dân huyện Ia Grai phun thuốc phòng trừ rệp sáp cho cây cà phê. Ảnh: Lê Nam

Cụ thể, trong số 1.711,6 ha cà phê nhiễm rệp sáp gây hại, tỷ lệ nhiễm nhẹ là 1.680,5 ha, nhiễm trung bình 31,1 ha. Diện tích cà phê nhiễm bệnh phân bố tập trung ở các huyện như: Chư Prông 1.225 ha, Chư Sê 229 ha, Chư Pưh 104 ha, Đức Cơ 100 ha, Chư Păh 16 ha, Đak Đoa 10 ha, Ia Grai 7,6 ha và TP. Pleiku 20 ha.

Để kịp thời phòng trừ rệp sáp gây hại cà phê, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV) đề nghị các địa phương trồng cà phê, các doanh nghiệp, công ty, nông-lâm trường cà phê cần hướng dẫn người sản xuất thường xuyên vệ sinh vườn cây như cắt tỉa cành bị sâu bệnh, chồi vượt, cành tăm, cành vô hiệu trong tán, cành sát mặt đất... để vườn cà phê vừa thông thoáng vừa giảm tiêu hao dinh dưỡng, hạn chế sự phát sinh lây lan của rệp. Thăm vườn cà phê thường xuyên để phát hiện, nắm bắt mật độ của rệp sáp, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp.

Đối với trường hợp rệp mới xuất hiện gây hại cục bộ cần đánh dấu cây để phun trực tiếp vào các cây, cành bị nhiễm, đỡ lãng phí công sức, tiền bạc, hạn chế ô nhiễm môi trường. Đối với vườn cà phê có mật độ rệp sáp cao có nguy cơ lan rộng mới cần phun toàn bộ diện tích bị nhiễm. Khi tưới nước có thể kết hợp dùng vòi nước với áp suất cao xịt mạnh vào cành, chùm hoa, chùm quả có rệp sáp để làm rụng cánh hoa khô và bể lớp sáp, sau đó phun thuốc sẽ hiệu quả hơn.

Có thể sử dụng các loại thuốc BVTV có các hoạt chất như: Đối với vườn có mật độ rệp sáp thấp, sử dụng các loại thuốc sinh học như: Nhóm Abamectin, Azadirachtin, nấm tím (Paecilomyces), nấm trắng (Beauveria), nấm xanh (Metarhizium),... để phòng trừ. Đối với vườn có mật độ rệp sáp cao nên sử dụng các loại thuốc hóa học có hoạt chất sau: Alpha-Cypermethrin, Dimethoate, Acetamiprid, Benfuracarh, Buprofizin,... Các loại thuốc trên cần pha theo nồng độ hướng dẫn trên nhãn bao bì để phun, phun đủ lượng nước thuốc và phun kỹ vào những cây, cành, chùm quả bị rệp gây hại.

Chú ý, khi phòng trừ rệp sáp bằng biện pháp sử dụng thuốc BVTV hóa học thì chỉ phun thuốc khi vườn đảm bảo độ ẩm cho cây và chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc; đúng liều lượng, nồng độ; đúng lúc; đúng phương pháp) thì hiệu lực diệt trừ mới cao.

Được biết, rệp sáp là đối tượng sinh vật gây hại phổ biến trên cây cà phê. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm cây cà phê đang nở hoa cho đến hết mùa vụ thu hoạch; trong đó, giai đoạn rệp sáp gây hại mạnh nhất là vào mùa khô và đầu mùa mưa. Rệp sáp thường bám vào chồi non, cành lá, chùm quả, thân rễ để hút nhựa cây làm cho chồi non, cành lá bị khô héo, rụng bông, rụng quả non.

Cây cà phê bị rệp sáp gây hại nặng thường xuất hiện lớp nấm muội đen bao phủ trên các chùm quả, cành mang quả và lá, làm giảm khả năng quang hợp của lá, lá úa vàng, quả khô dần rồi rụng nhiều. Rệp sáp gây hại làm tổn thương cuống quả tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây bệnh thối rụng quả hàng loạt. Trường hợp cây bị nặng, gặp nắng nóng kéo dài có thể khô héo, dẫn đến chết cây.

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null