Gia Lai: Hội thảo quy trình thâm canh cây ăn quả phục vụ xuất khẩu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 20-4, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tổ chức Hội thảo "Góp ý các quy trình kỹ thuật thâm canh cây chuối, sầu riêng, cam và bơ phục vụ nội tiêu và xuất khẩu cho các tỉnh Tây Nguyên cùng một số giống thích hợp trên địa bàn". Tham dự hội thảo có lãnh đạo một số sở, ngành liên quan, các địa phương và doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu trái cây.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Nguyễn Diệp
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Nguyễn Diệp

Từ năm 2017 đến nay, Viện Khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên đã chủ trì, phối hợp với ngành nông nghiệp tỉnh thực hiện một số đề tài, dự án về cây ăn quả để tuyển chọn giống, hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh làm cơ sở đề xuất các giống thích nghi từng vùng, địa phương, phát triển cây chuối, sầu riêng, bơ và cam phục vụ người tiêu dùng và xuất khẩu.

Đến nay đã định hướng vùng trồng sầu riêng trọng điểm và tiềm năng tại các huyện: Đak Đoa, Chư Păh, Chư Prông, Ia Grai và Chư Sê với diện tích 5.700 ha; cây bơ ở các huyện: Chư Prông, Đak Đoa, Chư Sê, Chư Păh, Đức Cơ và Ia Grai với diện tích 4.400 ha; cây cam có diện tích 4.400 ha tại huyện Kbang, Krông Pa, Chư Pưh, Ia Pa, Kông Chro và Đak Pơ và cây chuối 3.700 ha tại các huyện: Mang Yang, Chư Sê, Chư Pưh, Ia Pa, Kông Chro và Phú Thiện. 
 

NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.