Gia Lai: Hội nghị phản biện dự thảo kế hoạch chương trình nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 6-12, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị phản biện xã hội dự thảo kế hoạch triển khai thực hiện chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh. 

Đồng chí Đinh Ngọc Hải-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì hội nghị. Tham gia hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; đại diện Hội đồng tư vấn Dân chủ-Pháp luật và Hội đồng Tư vấn về kinh tế-xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện thành phần nhân sĩ, trí thức, chuyên gia trên các lĩnh vực; đại diện một số tổ chức thành viên của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện một số trường học, giáo viên dạy tiếng Jrai, Bahnar trên địa bàn tỉnh. 

Quang cảnh hội nghị phản biện xã hội dự thảo kế hoạch triển khai thực hiện chương trình nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số. Ảnh: Phan Lài
Quang cảnh hội nghị phản biện xã hội dự thảo kế hoạch triển khai thực hiện chương trình nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số. Ảnh: Phan Lài

Dự thảo kế hoạch triển khai thực hiện chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030” hướng đến mục tiêu: tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18-11-2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15-2-2020 của Chính phủ, tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức, hành động của cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, học sinh, ngành Giáo dục và toàn thể xã hội về chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội và Nhà nước đối với phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Tăng cường công tác truyền thông để thay đổi nhận thức đối với các cấp, ngành, địa phương và quần chúng Nhân dân về chính sách của Đảng, Nhà nước đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi; trên cơ sở đó huy động sức mạnh tổng hợp của nhà trường-gia đình-xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số…

Dự thảo đã đánh giá tình hình dạy và học tiếng Jrai và Bahnar trên địa bàn tỉnh; đề ra những nhiệm vụ và giải pháp để triển khai thực hiện chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030”.

Ông Nguyễn Văn Long (bìa phải)-Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phát biểu ý kiến tại hội nghị phản biện xã hội. Ảnh: Phan Lài
Ông Nguyễn Văn Long (bìa phải)-Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phát biểu ý kiến tại hội nghị phản biện xã hội. Ảnh: Phan Lài

Tại hội nghị, các đại biểu đều cho rằng: Coi trọng việc dạy và học tiếng Jrai và Bahnar là cơ sở để tăng cường tiếng Việt cho học sinh trên nền tảng tiếng mẹ đẻ của người học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chống tái mù chữ ở vùng dân tộc thiểu số; tạo điều kiện để phát huy và giữ gìn các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Các đại biểu cũng đề xuất bổ sung một số nội dung trong dự thảo như: cần có chương trình đào tạo, bồi dưỡng lại đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số hiện nay; mời giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số đã nghỉ hưu tham gia giảng dạy để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên hiện nay; đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng Bahnar và tiếng Jrai; hoàn thiện cơ chế, chính sách về dạy học tiếng Jrai và Bahnar. Sở Giáo dục và Đào tạo cần cân nhắc, tham mưu UBND tỉnh ban hành lại bộ chữ cái Jrai, Bahnar sao cho đảm bảo tính đặc thù trong chữ viết của các dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về dạy học tiếng Jrai, Bahnar… để thu hút các em học sinh dân tộc thiểu số thật sự yêu thích đối với chương trình học.

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đinh Ngọc Hải đã ghi nhận và tiếp thu các ý kiến phản biện tại hội nghị. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ tổng hợp đầy đủ các ý kiến của đại biểu gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo và trình UBND tỉnh xem xét, hoàn chỉnh kế hoạch, sớm ban hành và triển khai thực hiện trong thời gian tới.

PHAN LÀI

Có thể bạn quan tâm

Chuyện 2 ngôi làng đặc biệt trên biên giới Ia Mơ

Chuyện 2 ngôi làng đặc biệt trên biên giới Ia Mơ

(GLO)-Ở xã biên giới Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), làng Ring và làng Khôn được thành lập theo những cách khác nhau nhưng đều rất đặc biệt. Mặc dù làng hình thành chưa lâu nhưng những người dân ở đây sinh sống hòa thuận, cùng nhau đoàn kết bảo vệ biên cương Tổ quốc và xây dựng cuộc sống mới.

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông

(GLO)- Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai, với quyết tâm chính trị cao, toàn thể cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ cơ sở Cảnh sát giao thông đã đoàn kết, thống nhất triển khai có hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Hồi hương trong tình người và hy vọng

Hồi hương trong tình người và hy vọng

(GLO)- Khi mùa khô năm 2024 vừa chớm, ở buôn Ia Rnho (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) có một người lặng lẽ rời đi. Đó là Nay Tri-người từng vướng vào vụ phá rừng, luôn sống trong nỗi lo sợ bị pháp luật trừng trị.

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh: Xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh: Xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng

(GLO)- Trải qua 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Lệ Thanh (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng với truyền thống đơn vị được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

34 tỉnh, thành phố mới trên toàn quốc có 145 Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực

34 tỉnh, thành phố mới trên toàn quốc có 145 Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực

Việc xây dựng dự thảo luật sửa đổi, bổ sung 11 luật về quân sự, quốc phòng là bước đi cần thiết trong bối cảnh các địa phương đang tiến hành điều chỉnh địa giới hành chính và tái cấu trúc lực lượng vũ trang theo luật định kể từ ngày 1/7/2025, bảo đảm theo hướng tinh, gọn, vững mạnh và hiện đại.

null