Gia Lai ghi nhận ca tử vong thứ 2 do bệnh dại trong tháng 2-2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai thông tin, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận thêm 1 ca tử vong do bệnh dại tại tổ dân phố Plei Nghe (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro). Đây là ca tử vong thứ hai do bệnh dại trong tháng 2-2023 

Trường hợp tử vong là ông L.Đ.A (SN 1956, ở tổ dân phố Plei Nghe, thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro). Qua điều tra dịch tễ được biết, tháng 11-2022, ông A. bị chó cắn 2 vết vào tay. Vết cắn sâu, chảy nhiều máu. Ông A. có xử trí vết thương bằng xà phòng nhưng ông A. không tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin dại.

Ngày 12-2-2023, ông A. có triệu chứng mệt mỏi, sốt, sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, co giật, gào thét và được người nhà đưa vào Trung tâm Y tế huyện Kông Chro, sau đó chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Người nhà sau đó xin chuyển bệnh nhân về địa phương. Ngày 14-2-2023, bệnh nhân tử vong.

Người dân khi bị chó, mèo cắn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại kịp thời. Ảnh: Như Nguyện
Người dân khi bị chó, mèo cắn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại kịp thời. Ảnh: Như Nguyện

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, bệnh dại là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, người đã bị bệnh dại gần như tử vong 100%. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng bệnh dại hoàn toàn có thể phòng tránh được; trong đó không có bệnh dại trên động vật thì sẽ không có bệnh dại trên người.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khuyến cáo mọi người dân nếu bị chó, mèo cắn cần đến ngay Trung tâm Y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng vắc xin dại, huyết thanh kháng dại mới ngăn ngừa không bị bệnh dại, tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám, chữa. Đối với các gia đình có nuôi chó, mèo cần thực hiện tốt các biện pháp sau: Tiêm phòng cho 100% chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành Thú y. Nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.

Có thể bạn quan tâm

Nghiện rượu - tan vỡ mái ấm, rối loạn tâm thần

Nghiện rượu - tan vỡ mái ấm, rối loạn tâm thần

(GLO)- Tại Bệnh viện Tâm thần kinh Pleiku, nhiều bệnh nhân đang điều trị rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu. Điều đáng nói, sau thời gian điều trị khỏi bệnh về nhà, họ lại tái nghiện rượu, khiến gia đình xung đột, người thân xa lánh, mái ấm đổ vỡ...

Thuốc Femancia

Gia Lai: Cảnh báo về thuốc Femancia và hai sản phẩm thực phẩm không còn hiệu lực lưu hành

(GLO)- Sở Y tế vừa ban hành văn bản thông báo thu hồi toàn bộ thuốc Femancia, số đăng ký VD-27929-17, do vi phạm mức độ 2 theo quy định của Bộ Y tế. Đây là loại thuốc có dạng viên nang cứng, chứa sắt nguyên tố (dưới dạng sắt fumarat) và acid folic, do Công ty Cổ phần Dược phẩm Me Di Sun sản xuất.

Người bị gan nhiễm mỡ nên uống gì?

Người bị gan nhiễm mỡ nên uống gì?

(GLO)- Gan nhiễm mỡ là một trong những bệnh lý phổ biến do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh. Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn, lựa chọn đồ uống phù hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị và cải thiện chức năng gan. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý y tế cho công chức 77 xã, phường phía Tây tỉnh Gia Lai

Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý y tế cho công chức 77 xã, phường phía Tây tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 23-7, tại phường Pleiku, Sở Y tế tỉnh Gia Lai khai mạc lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho công chức cấp xã phụ trách lĩnh vực y tế của 77 xã, phường khu vực phía Tây tỉnh. Trước đó, công chức cấp xã của 58 xã, phường khu vực phía Đông tỉnh đã được bồi dưỡng lĩnh vực này.

Các cơ sở y tế phải chủ động kế hoạch mua sắm đầy đủ thuốc, nhất là thuốc cấp cứu, phòng dịch, chế phẩm máu và thuốc tiền mê giảm đau. Ảnh: Thảo Khuy

Chủ động đảm bảo cung ứng thuốc phục vụ khám, chữa bệnh

(GLO)- Trước nguy cơ thiếu hụt thuốc do ảnh hưởng từ dịch bệnh (Covid-19, sốt xuất huyết...), chiến sự tại một số khu vực trên thế giới cùng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng từ nước ngoài, Sở Y tế vừa yêu cầu các đơn vị y tế trên địa bàn chủ động đảm bảo nguồn thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh.

null