Gia Lai: Công sở, doanh nghiệp linh hoạt với tình hình mới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Từ ngày 26-7, TP. Pleiku thực hiện một số nội dung theo Chỉ thị số 15-CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ về phòng-chống dịch Covid-19. Rất nhanh chóng, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sắp xếp chế độ làm việc phù hợp với tình hình mới, thực hiện “mục tiêu kép” vừa đảm bảo công tác phòng-chống dịch bệnh, vừa duy trì tiến độ công việc, hoạt động sản xuất kinh doanh.

Làm việc trực tuyến, luân phiên

Ngay sau khi UBND TP. Pleiku quyết định thực hiện một số nội dung theo Chỉ thị số 15-CT/TTg, BIDV Gia Lai lập tức triển khai giải pháp ứng phó với dịch Covid-19 ở cấp độ 1. Theo đó, từ cán bộ lãnh đạo cho đến nhân viên được chia làm 3 nhóm thực hiện chế độ làm việc luân phiên. Ông Nguyễn Tấn Hoàng-Trưởng phòng Tổ chức-Hành chính-thông tin: “Từng nhóm luân phiên làm việc tại nhà một tuần. Ngoài các trường hợp F2 thực hiện cách ly theo quy định, đối với các trường hợp F3, chúng tôi cũng chủ động cho làm việc tại nhà và hỗ trợ xét nghiệm Covid-19 nhằm đảm bảo công tác phòng-chống dịch. Khi làm việc tại nhà, cán bộ, nhân viên thực hiện giao dịch qua gmail, trao đổi thông tin qua các nhóm Zalo, áp dụng chữ ký điện tử… để thuận tiện hơn trong công việc”.

 Cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa của UBND TP. Pleiku và người dân đến giải quyết thủ tục hành chính đều chấp hành nghiêm các quy định phòng-chống dịch Covid-19. Ảnh: Phương Linh
Cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa của UBND TP. Pleiku và người dân đến giải quyết thủ tục hành chính đều chấp hành nghiêm các quy định phòng-chống dịch Covid-19. Ảnh: Phương Linh


Là thành viên nhóm đầu tiên làm việc tại nhà, anh Phạm Xuân Long-Chuyên viên Quản lý khách hàng (Phòng Khách hàng doanh nghiệp) chia sẻ: “Khi nhận được thông báo, tôi đã tranh thủ soạn những tài liệu cần thiết đem về, sẵn sàng làm việc tại nhà. Trong quá trình giải quyết công việc, dữ liệu cần thiết lưu trong máy tính ở cơ quan thì nhờ đồng nghiệp chuyển giúp. Tuy hơi tốn thời gian nhưng công việc vẫn trôi chảy, thuận tiện”.

Mặc dù không áp dụng hình thức làm việc luân phiên, song Công ty cổ phần In-Đầu tư Phát triển Giáo dục Gia Lai khá linh hoạt trong thực hiện chế độ làm việc phù hợp với tình hình mới. Bà Huỳnh Thị Ngọc Lan-Tổng Giám đốc Công ty-cho hay: “Công ty thực hiện nhiều đơn hàng in ấn như: vé số, báo in, sách giáo khoa... Do đó, số lượng lao động trực tiếp tại xưởng in vẫn phải làm việc 100% công suất. Nhưng với bộ phận hành chính, đặc biệt là người lớn tuổi, Công ty vẫn ưu tiên làm việc một buổi/ngày nhằm hạn chế tối đa việc di chuyển, tránh nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh”.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, làm việc trực tuyến là giải pháp phù hợp được nhiều cơ quan, đơn vị áp dụng. Ông Nguyễn Xuân Hà-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin TP. Pleiku-cho biết: “Ngay sau khi áp dụng một số nội dung theo Chỉ thị số 15-CT/TTg, UBND thành phố giao Phòng Văn hóa-Thông tin hướng dẫn, triển khai cho các phòng, ban cũng như các xã, phường tăng cường làm việc, họp trực tuyến. Hiện tại, thành phố ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công vụ rất tốt. Các cuộc họp, trao đổi thông tin giữa lãnh đạo thành phố với các xã, phường đều bằng hình thức trực tuyến qua thiết bị Polycom hoặc ứng dụng Gia Lai Emeeting; văn bản, hồ sơ công việc đều được chuyển qua hòm thư công vụ hay hệ thống quản lý văn bản điều hành. Bên cạnh đó, chúng tôi khuyến khích người dân, doanh nghiệp tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 để đảm bảo phòng-chống dịch”.

Thực hiện nghiêm thông điệp 5K

Người dân ghi lại thông tin trước khi vào Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh. Ảnh: Phương Linh
Người dân khai báo thông tin cá nhân trước khi vào Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Ảnh: Phương Linh


Cùng với làm việc trực tuyến, luân phiên thì các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cũng nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế. Tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, người dân đến nộp hồ sơ, thủ tục hành chính ngoài đeo khẩu trang theo quy định phải khai báo thông tin cá nhân, rửa tay sát khuẩn, đo thân nhiệt, giữ đúng khoảng cách trong lúc ngồi đợi và khi giao tiếp với giao dịch viên. Các giao dịch viên đều đeo khẩu trang và kính chắn giọt bắn trong suốt quá trình làm việc. Bà Nguyễn Thị Thúy Vân-Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh-chia sẻ: “Ngay khi xuất hiện ca F0 trên địa bàn, Bưu điện tỉnh đã xây dựng các phương án tổ chức làm việc đảm bảo an toàn phòng-chống dịch. Là nơi tiếp xúc với nhiều người dân nên chúng tôi chủ động áp dụng các biện pháp mà ngành chức năng khuyến cáo. Hạn chế tối đa việc di chuyển, đi lại tiếp xúc giữa các phòng ban chức năng trong đơn vị, tăng cường sử dụng công cụ trực tuyến để trao đổi công việc, hội họp. Thường xuyên lau chùi, tẩy rửa, sát khuẩn các bề mặt mà cán bộ, người dân thường xuyên tiếp xúc như bàn, ghế, bút, lan can…”.

Với BIDV Gia Lai, tại bộ phận giao dịch, khách hàng phải thực hiện rửa tay khử khuẩn, đo thân nhiệt và quét mã QR khai báo y tế. Việc giao nhận hồ sơ tín dụng thực hiện bên ngoài hội sở, hạn chế tối đa lượt tiếp xúc. Hàng ngày, lãnh đạo cấp phòng báo cáo lịch trình di chuyển và tiếp xúc của nhân viên, nâng cao công tác quản lý trong mùa dịch. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng chủ động dung dịch để phun khử khuẩn toàn bộ hội sở. Sắp tới, Chi nhánh sẽ đầu tư máy đo cảm biến thân nhiệt, hệ thống sát khuẩn tự động và lưu trữ mã QR nhằm tạo thuận lợi cho công tác truy vết khi có trường hợp liên quan dịch bệnh.

 BIDV Gia Lai thực hiện làm việc luân phiên nhằm đảm bảo phòng-chống dịch Covid-19. Ảnh: Phương Linh
BIDV Gia Lai thực hiện làm việc luân phiên nhằm đảm bảo phòng-chống dịch Covid-19. Ảnh: Phương Linh


Hiện tại, ngoại trừ UBND phường Tây Sơn phải thực hiện làm việc tại nhà thì các xã, phường còn lại trên địa bàn thành phố vẫn duy trì số lượng cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại cơ quan. Việc thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế đều được chấp hành nghiêm túc. Ông Lê Văn Quang-Chủ tịch UBND phường Hoa Lư-cho biết: “100% cán bộ, công chức của phường đang tập trung rà soát, truy vết. Tại cơ quan, tất cả đều đeo khẩu trang, sát khuẩn thường xuyên, giữ đúng khoảng cách tối thiểu 2 m và tránh tụ tập đông người. Cán bộ bán chuyên trách có thể làm việc tại nhà, luôn trong tâm thế sẵn sàng khi được điều động tham gia trong công tác phòng-chống dịch”.

Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố duy trì chế độ làm việc bình thường, thực hiện thông điệp 5K, đồng thời chuẩn bị sẵn các phương án làm việc phù hợp ứng với từng mức độ diễn biến của dịch bệnh. Trên tinh thần đó, dù toàn thành phố đang được siết chặt hơn để đảm bảo phòng-chống dịch Covid-19, nhưng tiến độ công việc của các cơ quan, đơn vị cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn được duy trì, thông suốt.

 

 PHƯƠNG LINH

Có thể bạn quan tâm

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

(GLO)- Được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia theo Quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16-11-1988 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch), di tích thắng cảnh Biển Hồ (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) hàng năm thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

Gắn kết nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

Kết nghĩa với các buôn làng: Thắt chặt nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với phương châm “phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, linh hoạt tùy theo điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đoàn thể, đơn vị”, chương trình kết nghĩa với các làng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn TP. Pleiku đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.