Gia Lai công bố văn bằng bảo hộ cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực địa phương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 21-4, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tỉnh Gia Lai phối hợp UBND huyện Krông Pa, Chư Prông, Đak Pơ, Chư Sê tổ chức lễ công bố văn bằng bảo hộ và Hội thảo Quản lý, phát triển tài sản trí tuệ cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc sản địa phương.

Trao văn bảng bảo hộ sản phẩm phở khô Gia Lai cho chủ sở hữu là Sở KH-CN tỉnh. Ảnh: Thiên Di
Sở KH-CN tiếp nhận văn bằng bảo hộ sản phẩm "Phở khô Gia Lai". Ảnh: Thiên Di

Dự buổi lễ có các ông, bà: Nguyễn Thị Mai Phương-Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh; Phan Ngân Sơn-Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN); Lê Công Nhường-Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Bình Định; Huỳnh Trung Kim-Phó Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Kon Tum, Đặng Văn Tin-Phó Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Đak Nông; Nguyễn Nam Hải-Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Gia Lai cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành và các địa phương trong tỉnh.


Theo báo cáo của Sở KH-CN, tỉnh Gia Lai hiện có 14 nhóm sản phẩm chủ lực, song mới có 7 văn bằng bảo hộ thương hiệu cộng đồng cho sản phẩm nông nghiệp, gồm: 2 chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Gạo Ba Chăm của huyện Mang Yang, Hồ tiêu Chư Sê và 5 nhãn hiệu chứng nhận: Rau An Khê-Gia Lai, Rau Đak Pơ, Phở khô Gia Lai, Gạo Ia Lâu-Chư Prông, Gạo Phú Thiện-Gia Lai và Bò Krông Pa-Gia Lai. Ngoài ra, tỉnh đang triển khai các hoạt động để xác lập quyền sở hữu cho 4 nhãn hiệu chứng nhận: Khoai lang Lệ Cần-Đak Đoa, Chôm chôm Ia Grai, Chanh dây Gia Lai, Mật ong hoa cà phê Gia Lai và 1 chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Cà phê Gia Lai. Đây là cơ sở để tiếp tục phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, phát triển sản xuất hàng hóa. Mặt khác, hoạt động này còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thông cho các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh, thúc đẩy cuộc chiến chống gian lận thương mại, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, tăng sức cạnh tranh sản phẩm, thúc đẩy tiềm năng phát triển của các nguồn lực địa phương và nâng cao đời sống cộng đồng.

 Trao văn bằng bảo hộ sản phẩm gạo Ia Lâu-Gia Lai cho chủ sở hữu UBND huyện Chư Prông. Ảnh: Thiên Di
Lãnh đạo Bộ KH-CN và Sở KH-CN trao văn bằng bảo hộ sản phẩm gạo Ia Lâu-Gia Lai cho chủ sở hữu UBND huyện Chư Prông. Ảnh: Thiên Di


Phát biểu khai mạc buổi lễ, Giám đốc Sở KH-CN Nguyễn Nam Hải cho biết: Lễ công bố, trao văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận hôm nay vừa là niềm vui, niềm vinh dự của cán bộ, người dân tỉnh Gia Lai nói chung và các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sản phẩm chủ lực, đặc sản địa phương nói riêng; vừa khẳng định sự đóng góp đáng kể của ngành KH-CN vào tốc độ phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh. Đây là động lực để ngành dịch vụ, du lịch, nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai lên một bước tiến mới, chung sức cùng các cấp, các ngành thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025) đã đề ra. Thời gian tới, Sở KH-CN sẽ luôn đồng hành cùng với UBND các địa phương của tỉnh để cùng nhau thúc đẩy các sản phẩm chủ lực địa phương được phát triển hiệu quả, bền vững và trở thành các sản phẩm đặc sản có thương hiệu mạnh trên thị trường trong, ngoài nước.

Dịp này, Cục Sở hữu trí tuệ lần lượt trao văn bằng bảo hộ cho các sản phẩm: Hồ tiêu Chư Sê, Phở khô Gia Lai, Rau Đak Pơ, Gạo Ia Lâu-Chư Prông, Bò Krông Pa-Gia Lai cho chủ sở hữu là UBND tỉnh, Sở KH-CN và các huyện Đak Pơ, Chư Prông, Krông Pa.

Sản phẩm rau Đak Pơ trưng bày tại buổi lễ trao văn bằng bảo hộ. Ảnh: Thiên Di
Sản phẩm rau Đak Pơ trưng bày tại buổi lễ trao văn bằng bảo hộ. Ảnh: Thiên Di



Sau lễ công bố văn bằng, Ban tổ chức tiếp tục tổ chức Hội thảo Quản lý, phát triển tài sản trí tuệ cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc sản địa phương. Tại đây, các đại biểu đã trình bày những tham luận liên quan đến công tác quản lý, phát triển tài sản trí tuệ cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc sản địa phương.

Bên lề lễ công bố văn bằng và hội thảo còn có hơn 50 gian hàng sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc sản của các địa phương trong tỉnh được mang đến trưng bày nhằm giới thiệu khách tham quan.

 

THIÊN DI

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.

Hội xuân ở xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Xuân ở xã Tơ Tung

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.