Gây quỹ nhóm giúp nhau thoát nghèo ở huyện Ia Grai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, trên địa bàn huyện Ia Grai, Gia Lai xuất hiện nhiều nhóm hộ nông dân tự gây quỹ giúp nhau vay vốn xoay vòng để đầu tư phát triển kinh tế cũng như xóa nhà dột nát. Cách làm này đã tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Giúp nhau xóa nhà dột nát
Năm 2012, anh Đinh Bin (làng Breng 3, xã Ia Dêr) cùng 6 hộ dân trong làng gồm Ksor Phương, Rơ Mah Tý, Ksor Blíu, Hrcơm Dil, Ksor Ngêt và Puih Chớt đã lập thành nhóm góp vốn gây quỹ xoay vòng giúp nhau xây dựng nhà ở. Theo đó, hàng năm, mỗi hộ đóng quỹ 20 triệu đồng rồi rút thăm để chọn ra hộ được vay vốn. “Thời điểm đó, cả 7 hộ trong nhóm đều có hoàn cảnh khó khăn: 2 hộ nghèo, 5 hộ còn lại thì nhà ở tạm bợ. Do vậy, khi tôi và một vài người trong làng đưa ra ý kiến thành lập nhóm để gây quỹ giúp nhau làm nhà đã được mọi người đồng tình. Đến nay, nhóm đã gây quỹ được 700 triệu đồng, giúp cho 5 hộ vay xây nhà, trong đó có 2 hộ nghèo”-anh Bin cho biết.
 Nhờ được vay vốn từ nguồn quỹ nhóm, nhiều hộ nông dân có điều kiện đầu tư phân bón chăm sóc vườn cây để tăng năng suất. Ảnh: H.T
Nhờ được vay vốn từ nguồn quỹ nhóm, nhiều hộ nông dân có điều kiện đầu tư phân bón chăm sóc vườn cây để tăng năng suất. Ảnh: H.T
Anh Ksor Phương là 1 trong 5 hộ vừa xây được nhà mới nhờ nguồn quỹ của nhóm. Nhà anh Phương có 5 sào cà phê nhưng do thiếu phân bón nên mỗi năm chỉ thu được 50 triệu đồng. Do vậy, khi căn nhà xuống cấp, gia đình anh không có điều kiện sửa chữa. Đầu năm 2016, sau khi rút thăm, anh may mắn được vay vốn để xây dựng nhà ở. Từ số tiền này, anh đã xây được căn nhà mơ ước. “Ngoài được vay 140 triệu đồng, các hộ trong nhóm còn đóng góp hơn 50 ngày công nên gia đình xây được căn nhà rộng rãi, gồm 3 phòng ngủ, 1 phòng khách và 1 phòng bếp. Không chỉ có nơi sinh hoạt sạch sẽ, gia đình tôi còn thoát nghèo nhờ xóa được nhà tạm”-anh Phương phấn khởi . 
Hỗ trợ phát triển kinh tế
Khác với nhóm của anh Bin, mục đích gây quỹ của 43 hộ trong nhóm của ông Hoàng Văn Quân (làng Ku Tong, xã Ia Pếch) là để giúp nhau phát triển sản xuất. Theo đó, cứ đầu năm, mỗi hộ đóng 100-200 ngàn đồng rồi thực hiện rút thăm để tìm ra hộ được vay vốn. Ông Quân cho biết: “Nhóm được thành lập từ năm 2007, đến nay đã gây quỹ được hơn 100 triệu đồng. Mỗi năm, nhóm cho vay khoảng trên dưới 10 hộ, mỗi hộ vay 3-5 triệu đồng. Từ số tiền này, các hộ đầu tư mua phân bón chăm sóc vườn cây hoặc buôn bán nhỏ lẻ để kiếm thêm thu nhập. Đặc biệt, nhờ biết cách tính toán làm ăn đã có 6 hộ trong nhóm thoát nghèo từ nguồn vốn này”.
Ông Phan Đình Thắm-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ia Grai: Đến nay, 80/150 chi hội trong toàn huyện có các nhóm hộ nông dân tự gây quỹ giúp nhau phát triển kinh tế với số vốn trên 4,7 tỷ đồng, giải quyết cho gần 2.000 lượt hội viên vay. Từ số tiền này, nhiều nông dân đã đầu tư vào sản xuất có hiệu quả. Thời gian tới, Hội sẽ chỉ đạo các chi hội tiếp tục vận động hội viên, nông dân thành lập các nhóm gây quỹ để giúp nhau phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo và tăng thu nhập.

Năm 2009, chồng bà Vũ Thị Loan mất. Bà Loan đưa 5 người con từ quê hương Nam Định vào xã Ia Pếch sinh sống. Do không có vốn nên bà mưu sinh bằng nghề thu gom ve chai, rồi tham gia nhóm để được vay vốn. Năm 2011, sau khi rút thăm, bà may mắn được vay 5 triệu đồng. Từ số tiền này, ngoài trang trải tiền học cho con, bà mua 50 con gà về nuôi. Sau khi nuôi gà có lãi, bà chuyển sang nuôi heo. 3 năm trước, từ tiền bán heo, bà thuê chăm sóc 1 ha cà phê. Nhờ chăm sóc tốt, mỗi năm bà thu trên 100 triệu đồng. “Tuy chỉ được vay 5 triệu đồng nhưng từ nguồn vốn này mà mẹ con tôi có điều kiện để vươn lên. Cũng từ đó, các con tôi có điều kiện học hành, trong đó, có 3 đứa được theo đuổi ước mơ bước vào giảng đường đại học”-bà Loan chia sẻ.
Ngoài nhóm của ông Quân, trên địa bàn xã Ia Pếch cũng có nhiều nhóm tự gây quỹ giúp nhau phát triển kinh tế như nhóm của anh Trần Văn Thái (thôn Sát Tàu) có 36 hộ tham gia, hiện đã gây quỹ được gần 200 triệu đồng. Ông Nguyễn Công Vụ-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Pếch-cho biết: Đến thời điểm này, cả 8 thôn, làng trên địa bàn xã đều có các nhóm hộ nông dân tự gây quỹ để giúp nhau phát triển sản xuất. Tuy số tiền cho vay không lớn nhưng đã góp phần giúp nhiều hộ tháo gỡ khó khăn để đầu tư vào phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Đặc biệt, thông qua hoạt động nhóm, các hộ dân trở nên gắn kết với nhau hơn nhờ các hoạt động hội họp, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, thăm hỏi nhau lúc gia đình có người đau ốm hoặc hiếu hỷ”.
Hồng Thương

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.