Gấp rút triển khai để phục vụ lễ hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhằm phục vụ lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya sẽ diễn ra vào tháng 11 tới đây, giai đoạn 1 của dự án Khu du lịch núi lửa Chư Đăng Ya đã được triển khai và đang dần hoàn thành những hạng mục đầu tiên.      
Nằm trong tổng thể đầu tư giai đoạn 1 của dự án Khu du lịch núi lửa Chư Đăng Ya, đầu tháng 6-2018, huyện Chư Pah đã khởi công xây dựng 1,2 km đường lên núi, quy mô mặt đường bê tông xi măng rộng 6,5 m, gia cố 2 bên rãnh thoát nước với nguồn kinh phí đầu tư 5 tỷ đồng.
  Đường lên núi lửa Chư Đăng Ya.   Ảnh: G.C
Đường lên núi lửa Chư Đăng Ya. Ảnh: Gia Cư
Tuy nhiên, do mưa lớn liên tục kéo dài hơn 3 tháng qua nên tiến độ thi công đoạn đường này mới chỉ đạt khoảng 1/3 khối lượng. Cũng do mưa lớn, nền đường và 2 bên lề đoạn mới đổ bê tông có khoảng 200 m bị sạt lở, không những làm chậm tiến độ mà còn gây thiệt hại đáng kể cho nhà thầu.
Cùng thời điểm này, hơn 3 km đường nhựa nối từ xã Chư Jôr đi Chư Đăng Ya cũng được huyện Chư Pah đầu tư 400 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp giao thông để xử lý ổ gà, đắp lề đường phục vụ cho mùa lễ hội. Theo ông Đặng Thái Huy-Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng huyện Chư Pah, chỉ cần ngớt mưa là chủ đầu tư sẽ yêu cầu nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, thậm chí tăng ca để hoàn thành các hạng mục công trình. Các ngành chức năng của huyện Chư Pah cũng đang phối hợp triển khai khảo sát xây dựng khoảng 400 m dốc đứng đoạn lên xuống sườn núi bằng các tấm lát bậc bê tông.
Một trong những điểm nhấn của dự án là trồng mới các loại cây xanh 2 bên đường. Nhiệm vụ này được giao cho Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện triển khai trong tháng 7-2018. Hiện đã có 420 cây xanh (chủ yếu là dầu rái) đã được trồng trên đoạn qua cánh đồng và đường dẫn lên núi. Riêng đoạn từ điểm cuối làng Ia Gri lên núi lửa dài hơn 1 km đã có hơn 50 cây gỗ hương và trắc được trồng mới. Điều đặc biệt, cùng với việc vận động dân làng hiến đất mở rộng đường, xã đã vận động người dân bán các loại cây trên 10 năm tuổi trồng trong vườn rẫy, sau đó di thực về trồng. Chính quyền xã Chư Đăng Ya và Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện cũng đã hỗ trợ một khoản kinh phí nhất định để giao khoán trực tiếp cho các hộ dân chăm sóc, bảo vệ cây. Theo ghi nhận, tỷ lệ cây sống đạt khá cao, khoảng trên 98%.
Với sự nhiệt tình góp sức của người dân, những động thái tích cực của chính quyền địa phương và đơn vị thi công, hy vọng lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya 2018 sẽ thành công tốt đẹp. 
Gia Cư

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

(GLO)- Bằng nhiều hoạt động mang tính thiết thực, cán bộ và chiến sỹ Đồn Biên phòng Ia Púch) đã giúp nhiều hộ dân ở xã biên giới Ia Púch (huyện Chư Prông) thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững, nhất là các hộ dân người dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn.
Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

(GLO)- Từ trụ sở UBND xã Hà Tam (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) du khách theo con đường bê tông di chuyển khoảng 6 km về phía Đông Nam sẽ đến suối Đak Hyam. Tiếng nước lao xao đổ vào phiến đá mang theo hơi gió mát lành giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ níu chân lữ khách.
Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.