Gạo Việt Nam tăng giá sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng trong mấy ngày qua nhờ Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo.

Ấn Độ là nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới, đã chính thức cấm xuất khẩu gạo tấm (broken-rice), mã HS 1006 40 00 và áp thuế 20% đối với xuất khẩu nhiều loại ngũ cốc khác. Vì thế, giá gạo tại khu vực châu Á đã tăng 5%, tương đương khoảng 20 USD/tấn và dự kiến sẽ tăng thêm trong thời gian tới. Cụ thể, ngay trong ngày 12-9, giá gạo 5% tấm RI-VNBKN5-P1 của Việt Nam với mức giá 390-393 USD/tấn vào tuần trước nay được chào bán ở mức 410 USD/tấn.

Giá gạo Việt Nam tăng nhanh sau khi Ấn Độ siết xuất gạo. (Ảnh: Reuters)
Giá gạo Việt Nam tăng nhanh sau khi Ấn Độ siết xuất gạo. (Ảnh: Reuters)

Gạo là lương thực chính của hơn 3 tỉ người trên khắp thế giới. Trung Quốc, Philippines, Bangladesh và các nước châu Phi như Senegal, Benin, Nigeria và Ghana nằm trong số các nhà nhập khẩu gạo thường nhiều nhất. Iran, Iraq và Saudi Arabia nhập khẩu gạo basmati cao cấp.

Trong năm 2021, Ấn Độ đã xuất khẩu 21,5 triệu tấn gạo, nhiều hơn tổng số gạo của 4 nước xuất khẩu lớn gồm Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Mỹ cộng lại. Việc áp thuế xuất khẩu 20% sẽ không khuyến khích người mua mua hàng từ Ấn Độ và khiến họ chuyển hướng sang các đối thủ khác, đặc biệt là Thái Lan và Việt Nam.

HUỲNH LÊ (tổng hợp)

 

Có thể bạn quan tâm

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

null