Gần nghìn tỷ đồng trồng hồ tiêu "trôi" theo mưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Năm 2018, tỉnh Gia Lai ghi nhận thêm hơn 1.000 ha hồ tiêu, trị giá gần nghìn tỷ đồng chết vì mưa kéo dài.
Theo ông Hà Ngọc Uyển, Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai, thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn tỉnh đã có hơn 1.000 ha hồ tiêu bị chết sau đợt mưa kéo dài vừa qua, thiệt hại ước tính gần nghìn tỷ đồng.
Gần nghìn tỷ đồng trồng hồ tiêu “trôi” theo mưa
Gần nghìn tỷ đồng trồng hồ tiêu “trôi” theo mưa
Nguyên nhân diện tích hồ tiêu bị chết tăng vọt, được cho là thời tiết cực đoan, mưa kéo dài tới hơn 3 tháng, khiến cây tiêu bị úng nước. Thêm vào đó, giá hồ tiêu xuống thấp, nông dân giảm đầu tư chăm sóc, khiến cây hồ tiêu yếu đề kháng.
Ngành nông nghiệp tỉnh cùng chính quyền, ngành chức năng cơ sở đang tiến hành thống kê, xác định rõ thiệt hại để đề xuất chính sách hỗ trợ người dân.
“Chúng tôi đã có văn bản cũng như trực tiếp  làm việc với các huyện, đề nghị khẩn trương thành lập các đoàn công tác bao gồm hộ trồng tiêu, thôn trưởng, Ban nông nghiệp xã, phòng nông nghiệp huyện, chi cục thống kê huyện tiến hành rà soát, đánh giá một cách khách quan. Qua đó, xác định rõ diện tích chết do nguyên nhân bị úng nước, tức là do thời tiết để báo cáo tỉnh. Từ đó, có đề xuất để có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân đang gặp khó khăn họ khôi phục sản xuất.”.
Công Bắc (VOV.VN)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null