Gắn kết hộ: Mô hình ý nghĩa ở vùng dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thực hiện mô hình “Gắn kết hộ”, Công ty 75 (Binh đoàn 15) tổ chức cho 395 cặp hộ công nhân người Kinh gắn kết với hộ công nhân và hộ dân người dân tộc thiểu số (DTTS).

Mô hình ý nghĩa này không chỉ góp phần giúp đồng bào DTTS phát triển kinh tế mà còn tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Khi Công ty 75 triển khai thực hiện mô hình “Gắn kết hộ”, gia đình Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Văn Kiên-Đội trưởng Đội 6 đã tự nguyện gắn kết với gia đình anh Rơ Lan Nam-Công nhân Đội 6, ở làng Khóp, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ. Hai gia đình thường xuyên qua lại trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau phát triển kinh tế, trở thành hình mẫu đoàn kết các dân tộc ở địa phương.

Được sự động viên, giúp đỡ của gia đình Thiếu tá Kiên, anh Nam trở thành công nhân ưu tú, có tay nghề xuất sắc của Công ty 75, hàng năm vượt kế hoạch sản lượng được giao trên 126% và 5 năm liên tục (2019-2023) được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở. Anh Nam cũng là một trong những đoàn viên Công đoàn tiêu biểu của Binh đoàn 15 được tham dự Đại hội đại biểu Công đoàn Quân đội lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028. Gia đình anh Nam còn có 300 cây cà phê, 5 con bò mang lại thu nhập vài chục triệu đồng/năm.

“Trước năm 2019, khi chưa gắn kết hộ với gia đình anh Kiên, gia đình tôi vẫn còn là hộ nghèo. Sau khi gắn kết hộ, tôi được anh Kiên giúp để trở thành thợ giỏi, biết làm kinh tế và xây dựng gia đình hạnh phúc. Gắn kết hộ đã giúp chúng tôi có thêm những người anh, người chị, tối lửa tắt đèn có nhau”-anh Nam chia sẻ.

Gia đình Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Văn Kiên và gia đình anh Rơ Lan Nam thường xuyên qua lại thăm hỏi, động viên nhau trong cuộc sống. Ảnh: S.T

Gia đình Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Văn Kiên và gia đình anh Rơ Lan Nam thường xuyên qua lại thăm hỏi, động viên nhau trong cuộc sống. Ảnh: S.T

Cũng ở làng Khóp, câu chuyện “Gắn kết hộ” giữa gia đình anh Phạm Viết Tuấn-Đội phó Đội 6 (Công ty 75) với gia đình anh Rơ Lan Grin khiến nhiều người xúc động. Là hộ thuộc diện khó khăn, năm 2021, gia đình anh Grin được anh Tuấn nhận “Gắn kết hộ” và xem như anh em trong nhà để động viên, hướng dẫn làm kinh tế, nuôi dạy các con.

Anh Tuấn cho biết: “Hai gia đình cùng ở một làng nên rất thuận lợi trong thăm hỏi, động viên, giúp đỡ nhau. Sau khi gắn kết hộ, gia đình tôi bàn với gia đình Grin triển khai trồng cà phê. Tôi đã hướng dẫn, hỗ trợ ngày công giúp gia đình anh Grin trồng 600 cây cà phê. Hiện cà phê đã có quả bói, những năm tới hứa hẹn cho thu nhập cao”.

Tiếp lời chồng, chị Trần Thị Hường tâm sự: “Tôi là giáo viên mầm non nên thường xuyên qua lại hướng dẫn chị Ksor Phiyh (vợ anh Grin) nuôi dạy các con. Giờ 2 cháu đều khỏe mạnh, chăm ngoan, học hành tiến bộ”. Còn chị Phiyh thì xúc động nói: “Gia đình anh Tuấn-chị Hường giúp chúng tôi không đo đếm bằng tiền, bằng ngày công được mà là cái tình, cái nghĩa”.

Chị Trần Thị Hường và chị Ksor Phiyh thân thiết như chị em trong gia đình. Ảnh: S.T

Chị Trần Thị Hường và chị Ksor Phiyh thân thiết như chị em trong gia đình. Ảnh: S.T

Công ty 75 là một trong những đơn vị của Binh đoàn 15 có số lượng cặp hộ gắn kết đông nhất. Hàng năm, các cặp hộ gắn kết giúp nhau hàng ngàn ngày công lao động, hỗ trợ nhau kỹ thuật, cây giống, con giống để phát triển kinh tế, động viên nhau xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc. Mô hình này đang được nhiều địa phương học tập, nhân rộng.

Đồng bào các DTTS trên địa bàn Công ty 75 đứng chân đều cho rằng, mô hình “Gắn kết hộ” đã minh chứng tình đoàn kết như anh em ruột thịt của các dân tộc Việt Nam và cách làm sáng tạo của Binh đoàn 15 nói chung, Công ty 75 nói riêng; phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của bà con và giúp đồng bào DTTS những thứ đang thiếu, đang cần.

Già làng Rah Lan Vọng (làng Ngo Le, xã Ia Krêl) nhắn gửi: Mô hình “Gắn kết hộ” của Binh đoàn 15 đã củng cố tình anh em, gắn kết các dân tộc lại với nhau trong khối đại đoàn kết dân tộc.

Khi các dân tộc tin tưởng, thương yêu nhau như anh em ruột thịt trong một nhà thì không kẻ xấu nào có thể chia rẽ, kích động, xúi giục được bà con làm chuyện trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Đại tá Trần Công Đức-Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Công ty 75-cho hay: “Mô hình “Gắn kết hộ” được Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty 75 thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ. Các cặp hộ gắn kết phải trên tinh thần tự nguyện, trong đó, hộ gia đình cán bộ, công nhân của đơn vị là hạt nhân để giúp hộ người DTTS.

Vì vậy, các đơn vị đều chọn những hộ cán bộ, công nhân tiêu biểu trong làm kinh tế và xây dựng gia đình hạnh phúc để gắn kết. Đồng thời, lên kế hoạch, lộ trình, mục tiêu hỗ trợ gia đình đồng bào DTTS một cách cụ thể”.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng làm theo Bác. Ảnh: Ngọc Minh

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng học tập và làm theo Bác

(GLO)- Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Khởi (làng Kruối Chai, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn nêu gương sáng trong học tập và làm theo Bác, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất giỏi và giúp đỡ đồng đội có hoàn cảnh khó khăn.

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai Nay Hứ tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

(GLO)- Gần 10 năm giữ cương vị Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, ông Nay Hứ luôn gương mẫu, tận tụy và nhiệt tình trong công việc. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông đã góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, nghĩa tình trong các phong trào, hoạt động công tác Hội.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính tháng 4-2025. Đối với việc rà soát, xử lý sai lệch giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có 8 địa phương đã hoàn thành.