Người dân Ucraine buộc phải rời bỏ đất nước vì xung đột. Ảnh: AP |
Trong cuộc phỏng vấn đầu tuần này với đài phát thanh Rud, ông Breton cho hay, làn sóng người xin tị nạn gia tăng ảnh hưởng tới toàn khối, cả các nước ở phía nam và phía đông.
Theo quan chức này, Cộng hòa Séc hiện là nước đón nhận nhiều người tị nạn Ukraine nhất. Hungary và Ba Lan cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nơi trú ẩn tạm thời cho những người Ukraine trốn chạy khỏi quê nhà.
Đầu tháng 3/2022, EU lần đầu tiên trong lịch sử đã kích hoạt Chỉ thị bảo vệ tạm thời nhằm đảm bảo cho người tị nạn Ukraine quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi và chăm sóc y tế ở nước sở tại, đồng thời cho họ quyền tham gia thị trường lao động và ghi danh con em đi học tại các cơ sở giáo dục địa phương.
Ủy ban châu Âu hôm 19/9 đã đề xuất gia hạn biện pháp trên thêm một năm nữa, từ ngày 4/3/2024 – 3/3/2025. Trước đó, các nước thành viên EU đã nhất trí kéo dài biện pháp này thêm một năm đến đầu tháng 3 năm sau.
Lượng lớn người tị nạn Ukraine đổ sang các nước châu Âu trong thời gian ngắn đã đặt ra không ít khó khăn cho các quốc gia này. Bên cạnh đó, bản thân những người tị nạn cũng gặp nhiều rào cản về mặt ngôn ngữ, văn hóa.