Đức Cơ:Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với phát triển thương mại, dịch vụ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trước thềm Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Đức Cơ lần thứ VII (nhiệm kỳ 2020-2025), P.V Báo Gia Lai điện tử đã có cuộc phỏng vấn ông Vũ Mạnh Định-Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện về những thành tựu trong nhiệm kỳ qua và một số giải pháp đột phá trong thời gian tới.
* P.V: Nhiệm kỳ 2015-2020, huyện Đức Cơ đã đạt được những kết quả nổi bật nào trong phát triển kinh tế-xã hội, thưa ông?
Ông Vũ Mạnh Định. Ảnh: V.H
Ông Vũ Mạnh Định. Ảnh: V.H
- Ông VŨ MẠNH ĐỊNH: Nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc huyện Đức Cơ đã vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VI đề ra. Cụ thể, đến năm 2020, tổng giá trị sản xuất ước đạt 5.214 tỷ đồng (tăng 1,3 lần so với năm 2015). Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 37,1 triệu đồng (tăng 8,9 triệu đồng so với năm 2015). Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ước đạt 2.214 tỷ đồng (tăng 272 tỷ đồng so với năm 2015). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân hàng năm ước đạt 725,4 tỷ đồng. Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đã thu hút 27 nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký 33 dự án, với tổng vốn 401,7 tỷ đồng. Giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ ước đạt 1.965 tỷ đồng (tăng 640 tỷ đồng so với năm 2015). Thu ngân sách trên địa bàn bình quân hàng năm đạt 47,3 tỷ đồng. Đến nay, bình quân mỗi xã đạt 12,6/19 tiêu chí nông thôn mới và dự kiến đến cuối năm 2020 có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 12 làng đạt chuẩn nông thôn mới.
Cùng với đó, các lĩnh vực văn hóa-xã hội, khoa học-công nghệ, thông tin-truyền thông tiếp tục có bước phát triển. Ngoài ra, huyện đã ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều còn 7,83%, giảm 12,18% so với năm 2016.
* P.V: Ông có thể cho biết những kết quả nổi bật trong công tác đảm bảo an ninh biên giới, đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị tại địa phương?
- Ông VŨ MẠNH ĐỊNH:  Trong nhiệm kỳ qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung lãnh đạo, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong xây dựng, củng cố thế trận biên phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia được tăng cường. Chủ động phòng-chống, đấu tranh ngăn chặn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, các hoạt động xâm nhập, móc nối, vượt biên. Giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật đối với các vụ việc liên quan đến an ninh biên giới, an ninh nông thôn, không để nảy sinh phức tạp.
Công tác đối ngoại với chính quyền nhân dân và các lực lượng vũ trang dọc tuyến biên giới Campuchia đạt được nhiều kết quả. Các lực lượng vũ trang duy trì ký kết chương trình phối hợp công tác, giao ban định kỳ để trao đổi thông tin, thực hiện công tác tuần tra, quản lý biên giới, góp phần tích cực vào việc bảo vệ an ninh biên giới, giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, cùng phát triển.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh tuần tra, kiểm soát trên tuyến biên giới. Ảnh: Anh Huy
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh tuần tra, kiểm soát trên tuyến biên giới. Ảnh: Anh Huy
* P.V:Để phát triển tương xứng với tiềm năng, trong nhiệm kỳ 2020-2025, huyện Đức Cơ xác định những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đột phá nào, thưa ông?
- Ông VŨ MẠNH ĐỊNH: Trong nhiệm kỳ 2020-2025, huyện nỗ lực tìm giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích một số loại cây trồng chủ lực dài ngày có giá trị kinh tế cao, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng.
Huyện cũng thúc đẩy sản phẩm chủ lực OCOP gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng hợp tác xã, nông hội. Quy hoạch, hỗ trợ để xây dựng một số vùng chuyên canh cây ăn quả, cây đặc sản theo tiêu chuẩn VietGAP kết hợp với phát triển du lịch sinh thái. Tích cực thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sạch, công nghệ cao, phát triển cây dược liệu để nâng cao chất lượng gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm. Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung.
Quy hoạch, hỗ trợ để xây dựng một số vùng chuyên canh cây ăn quả, cây đặc sản theo tiêu chuẩn VietGAP kết hợp với phát triển du lịch sinh thái. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Quy hoạch, hỗ trợ để xây dựng một số vùng chuyên canh cây ăn quả, cây đặc sản theo tiêu chuẩn VietGAP kết hợp với phát triển du lịch sinh thái. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế từ Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh để kêu gọi, thu hút đầu tư, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch. Từng bước xây dựng và phát triển loại hình du lịch sinh thái, điểm dừng chân lưu trú cho du khách. Khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nghiệp xây dựng các chuỗi siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi ở thị trấn và trung tâm các xã, hình thành một số chợ nông thôn theo quy hoạch. Huy động mọi nguồn lực để xây dựng nông thôn mới, xây dựng kết cấu hạ tầng vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
* P.V:Xin cảm ơn ông!
LÊ NAM (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.