Đưa đồng vốn đến với nông dân nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phòng Giao dịch Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Pa. Ảnh: Đức Phương
Phòng Giao dịch Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Pa. Ảnh: Đức Phương

Mô hình tổ vay vốn dành cho hộ sản xuất và cá nhân do Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Pa triển khai đã đưa đồng vốn đến với đông đảo người dân có nhu cầu, góp phần xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Để giúp nông dân và hộ cá thể tiếp cận với nguồn vốn nhanh chóng, thuận lợi và đơn giản, ngoài việc tiếp tục thực hiện tốt các chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn theo Quyết định 67/TTg, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Pa đã phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ thực hiện tốt Nghị quyết Liên tịch 2308, Nghị quyết Liên tịch 02 để mở rộng cho vay. Cán bộ ngân hàng đã cùng với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ ở xã, thôn tổ chức họp dân ở 93/93 thôn, làng để triển khai chủ trương cho vay hộ sản xuất và thành lập tổ vay vốn và tiết kiệm.

Ông Phan Văn Nhận-Giám đốc Chi nhánh cho biết: “Cách tổ chức này đã giúp hộ nông dân hiểu được chính sách của ngân hàng và được vay vốn thuận lợi, nhanh chóng; đồng thời, giúp ngân hàng đi vào từng thôn xóm để cho vay hộ. Ngân hàng đầu tư rộng khắp, đúng mục đích, hiệu quả; vốn vay được chính Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và người dân giám sát chặt chẽ”.

Qua 5 năm đi vào hoạt động, các tổ vay vốn và tiết kiệm đã ăn sâu, bám rễ vững chắc ở các thôn, làng trong huyện, có tác dụng không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn góp phần ổn định chính trị, xã hội tại địa phương. Đến nay, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Pa đã cùng với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ thành lập được 420 tổ vay vốn, với 3.489 thành viên. Tại tất cả thôn, làng của 9 xã trên địa bàn huyện đều có quan hệ tín dụng với Chi nhánh, số hộ vay vốn lên đến 5.800 hộ/7.800 hộ, tỷ lệ dư nợ bình quân 30 triệu đồng/hộ. Tổng dư nợ của Chi nhánh tăng lên nhanh chóng (nếu như năm 2004 khi mới thành lập, dư nợ chỉ có 25 tỉ đồng thì đến cuối năm 2009, dư nợ lên đến 162 tỉ đồng).

Để giúp nông dân sử dụng vốn vay có hiệu quả, Chi nhánh phối hợp với Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ Thực vật huyện tổ chức tập huấn kiến thức sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, nông dân trong huyện sử dụng vốn vay có hiệu quả, sinh lời, thực hiện nghĩa vụ trả nợ tiền lãi và gốc đầy đủ, đúng kỳ hạn. Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh được khống chế dưới 3% tổng dư nợ; hàng năm đạt tỷ lệ thu lãi đúng hạn trên 90%.

Ông Rơ Ô Phớt ở thôn Ma Drung, xã Ia Trôk dân tộc Jrai, trước đây hoàn cảnh gia đình khó khăn. Không biết chữ nhưng nhờ tính cần cù, yêu lao động, lại được Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Pa cho vay vốn phát triển sản xuất đã vươn lên thành tỉ phú. Năm 2006, ông vay 200 triệu đồng đầu tư trồng 18 ha mía, 2 năm sau trả hết vốn, lãi. Hiện tại ông đã có cơ ngơi nhà cửa khang trang, sở hữu trang trại gần 20 ha mía, các phương tiện cơ giới phục vụ sản xuất nông nghiệp đầy đủ, hiện đại.

Hay như gia đình ông Phạm Quốc Cường ở xã Chư Răng vay của Chi nhánh 250 triệu đồng để đầu tư kinh doanh xăng dầu, sau 2 năm đã trả hết gốc và lãi; gia đình còn phát triển 2 trạm kinh doanh xăng dầu trên địa bàn huyện…

Chính sách cho vay hộ sản xuất và vay qua tổ, nhóm của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện đã phát huy hiệu quả trong cuộc sống, buôn làng thay đổi rõ rệt. Sản xuất kinh doanh hiệu quả, khách hàng có thêm nguồn tiền gửi tiết kiệm đóng góp vào sự tăng trưởng của Chi nhánh. Nếu như năm 2004, khi mới thành lập, nguồn vốn huy động không có đồng nào, thì 5 năm sau nguồn vốn huy động tiền gửi của nhân dân vào Chi nhánh đã đạt 50 tỉ đồng (năm 2009).

Hoạt động của Chi nhánh còn góp phần làm lành mạnh hóa thị trường tiền tệ tại địa phương, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nhân dân, và hạn chế tình trạng “bán lúa non” vì thiếu vốn đầu tư sản xuất, góp phần ổn định trật tự xã hội, đảm bảo an ninh nông thôn. Những vướng mắc, tồn tại trong quan hệ cho vay, thu nợ được giải quyết kịp thời; giảm quá tải khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng trong khâu cho vay và quản lý hộ vay, công tác ngân hàng được xã hội hóa, hạn chế tiêu cực, tạo được lòng tin của người dân với Đảng, với chính quyền và ngân hàng.

Ông Rơ Lan Tôn-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Pa nhìn nhận: “Nhờ sự hiện diện của ngân hàng tại thôn, làng thông qua tổ vay vốn mà hoạt động của các tổ chức hội, đoàn thể ở cơ sở sôi nổi, nội dung phong phú hơn; mối quan hệ của các thành viên trong tổ vay vốn được gắn chặt, tình làng nghĩa xóm thêm gắn bó, đoàn kết. Tổ vay vốn thực sự là “cầu nối” giữa người nông dân với ngân hàng và hội, đoàn thể, có sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của chính quyền. Ngân hàng thực sự là “bà đỡ” cho người nông dân và hộ sản xuất kinh doanh; khơi thông nguồn vốn thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển, góp phần giảm tỷ lệ hộ đói nghèo toàn huyện xuống còn 23%”.

Đức Phương

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm