Đột nhiên ngứa ngón tay không rõ nguyên nhân, cảnh báo bệnh gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bàn tay là bộ phận được dùng rất thường xuyên trong đời sống hằng ngày. Do đó, da bàn tay cũng trở thành nơi thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân từ bên ngoài, từ thức ăn, vật dụng đến bụi, hóa chất. Ngứa da ở các ngón tay là điều bình thường. Nhưng ngứa không rõ nguyên nhân và kéo dài có thể là dấu hiệu bất ổn.

Làn da không chỉ là lớp bảo vệ cơ thể trước các tác động vật lý mà còn là hàng rào cảm giác. Da liên tục thu thập và chuyển các thông tin từ môi trường xung quanh đến não, giúp cảm nhận được nhiệt độ và áp suất, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).

Người bệnh cần hạn chế làm trầy xước vùng da ngứa, xác định các yếu tố gây dị ứng để phòng tránh. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Người bệnh cần hạn chế làm trầy xước vùng da ngứa, xác định các yếu tố gây dị ứng để phòng tránh. ẢNH: SHUTTERSTOCK

Đôi khi, da còn gửi đến não những tín hiệu khác, trong có có cảm giác ngứa. Cảm giác ngứa hình thành do những kích hoạt lên da. Dây thần kinh trên da sẽ cảm nhận những kích hoạt này và gửi tín hiệu đến não.

Khi ngón tay bị ngứa, cảm giác khó chịu hình thành và phản ứng bằng cách gãi. Cường độ ngứa có thể khác nhau, từ nhẹ đến nghiêm trọng và dai dẳng.

Những nguyên nhân khiến da ngón tay bị ngứa

Có nhiều nguyên nhân khiến da ngón tay bị ngứa, từ cả yếu tố thể chất đến tâm lý. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân gây ngứa ngón tay phổ biến nhất là viêm da tiếp xúc. Tình trạng này xảy ra khi da tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc kích ứng da.

Viêm da tiếp xúc có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là trên bàn tay, mặt, môi và nách. Bệnh có 2 loại chính là viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kích ứng.

Viêm da tiếp xúc dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng với chất gây dị ứng. Trong khi đó, viêm da tiếp xúc kích ứng là do da tiếp xúc trực tiếp với chất có khả năng gây tổn thương da, chẳng hạn như hóa chất.

Một nguyên nhân khác gây ngứa ngón tay là bệnh chàm tổ đỉa. Nếu mắc phải tình trạng này, người bệnh sẽ bị nổi các mụn nước nhỏ, trong suốt trên bàn chân, bàn tay, có cảm giác ngứa và đau. Căng thẳng, tiếp xúc với một số hóa chất, chất gây dị ứng hay đổ nhiều mồ hôi có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của chàm tổ đỉa.

Ngoài ra, ngứa ngón tay còn có thể là triệu chứng của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, chẳng hạn vảy nến hay tổn thương thần kinh. Đây đều là những trường hợp cần phải được điều trị y tế.

Bên cạnh nguyên nhân thể chất thì các vấn đề tâm lý như căng thẳng, lo lắng hay bất ổn cảm xúc cũng có thể gây ngứa ngón tay và bàn tay.

Cách chữa trị

Nếu bị ngứa da ngón tay do dị ứng hay viêm da tiếp xúc thì có thể dùng thuốc kháng histamine để giảm viêm và kiểm soát cơn ngứa. Bác sĩ cũng có thể kê kem thoa corticosteroid. Trong trường hợp bị ngứa nghiêm trọng do chàm hay vảy nến thì bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc nhắm vào nguyên nhân gốc rễ gây ngứa.

Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế làm trầy xước vùng da ngứa. Xác định các yếu tố gây dị ứng để phòng tránh, theo Medical News Today.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ca mắc sởi tăng nhanh, bệnh viện quá tải

Gia Lai: Ca mắc sởi tăng nhanh, bệnh viện quá tải

(GLO)- Từ đầu tháng 1-2025 đến nay, ca mắc sởi nhập viện điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Gia Lai) có chiều hướng tăng nhanh dẫn đến khoa Bệnh nhiệt đới bị quá tải. Đội ngũ y, bác sĩ nỗ lực hết mình để chăm sóc và điều trị cho người bệnh một cách tốt nhất.