Đón xuân thời gian khó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với tôi, đó là năm 1983. Đây là năm đầu tiên tôi đón Tết xa nhà trong bối cảnh đất nước vẫn đang trong thời điểm khó khăn nhất.
Còn nhớ, mãi chiều 27 tháng Chạp, tôi mới về tới cơ quan Đài Phát thanh-Truyền hình Gia Lai-Kon Tum sau chuyến tháp tùng Thiếu tướng Kpă Thìn-Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đi chúc Tết cán bộ, chiến sĩ các đồn Biên phòng. Dư vị của những cuộc rượu “xoay vòng” khiến tôi vẫn còn váng vất, nhưng chợt như tỉnh ra bởi cơ quan đang có một cái gì đó khác hẳn ngày thường. Người vào ra tấp nập, tiếng cười nói ríu ran và cả mùi khói bếp sực nức bốc lên. Thì ra, mọi người đang chuẩn bị mổ bò ăn Tết.
Bấy giờ, để cải thiện đời sống cho cán bộ, nhân viên, hầu như cơ quan nào cũng tìm cách làm “kế hoạch 3”: hoặc mua bò gửi các nông trường nuôi rẽ, hoặc xin đất tăng gia sản xuất; thậm chí là… trồng su su để bán. Đài chọn cách nuôi bò. Hàng ngày, các phòng, ban thay nhau cử người chăn. Gọi là “chăn” nhưng thực ra cũng chẳng phải lùa chúng đi đâu bởi ngày ấy, đất trống xung quanh cơ quan cỏ đuôi chồn mọc như rừng; chủ yếu là canh chừng kẻo chúng lọt xuống mấy cái giếng chống sét.  
Mặc cái không khí “ồn ào như mổ bò” đang xâm chiếm, tâm trí tôi chỉ nghĩ đến việc làm sao kiếm ra tiền để về quê. Đã hỏi cả mấy anh em thân thiết nhưng họ đều lắc đầu. Hỏi là để cầu may chứ tôi cũng đã biết chắc họ không có. Dân làm báo thời ấy nghèo lắm. Nhuận bút chỉ mang tính chất tượng trưng nên hàng tháng sau khi trừ định mức, tiền may ra chỉ đủ ăn vài tô phở. Bộ phận hành chính thì chẳng có thu nhập gì ngoài lương. Mà lương thời ấy sau khi trừ tiền mua gạo, chất đốt, mắm muối, có dư được vài chục đồng thì cũng không thấm vào đâu so với những thức cần sắm cho ngày Tết. Tính bước đường cùng là lên tài vụ cơ quan tạm ứng trước tiền lương, chẳng ngờ, tôi cũng bị dội gáo nước lạnh nốt. Hết cách. Quay về khu tập thể, tôi vừa mở cửa đã thấy ông Lý Ban Ngày xộc tới, tay cầm đôi chân gà luộc, giọng oang oang: “Ông xem, không hiểu sao giò con gà luộc để cúng tất niên của nhà tôi lại đỏ bầm thế này?”. Mọi người xúm lại đoán già đoán non nhưng tựu trung lại là, năm mới, ông Ngày chắc gặp may.
Nằm trong số vài ba người độc thân phải ở lại, tôi được cơ quan ưu tiên 1 khẩu phần ăn Tết gồm 3 lạng thịt bò, 1 chiếc bánh chưng và 1 chai rượu chanh Hà Nội. Anh Kim Tuấn và tôi bàn nhau đến Giao thừa sẽ “xử” 1 suất, suất còn lại sẽ để sáng mùng 1… Tối 30, không khí khu tập thể im ắng lạ thường. Sau mấy tràng pháo rời rạc của vài gia đình, âm thanh của đêm Giao thừa chỉ còn là tiếng gió rít, tiếng vi vút của hàng thông quanh nhà. Ngày ấy, xung quanh khu vực Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh bây giờ chưa có nhà dân. Tiếng pháo nổ dưới phố vọng lên nghe xa lăng lắc càng tăng thêm nỗi nhớ nhà. Giao thừa chậm chậm nhích từng phút rồi chương trình ca nhạc mừng xuân vang lên với ca khúc mở đầu “Đất nước bên bờ sóng” của nhạc sĩ Thái Văn Hóa: “Khi còn trong nôi, nghe mẹ ru cha đánh giặc cuối trời. Khi ta cầm súng ra đi, người thân ta thức cùng sao trời. Thương đất nước bao năm vẫn hát câu tiễn biệt. Việt Nam, đất nước bên bờ sóng, bão tố của cuộc đời hòa trọn niềm tin thiêng liêng…”. Bài hát ra đời đến thời điểm 1983 đã được hơn 2 năm nhưng trong bối cảnh đất nước bấy giờ, nó vẫn đậm tính thời sự. Những câu hát vang lên da diết nhưng đầy hào sảng đã khiến nỗi nhớ nhà trong tôi như vụt biến. Dù chưa biết năm mới sẽ thế nào nhưng sau chút ưu tư, tôi lại chợt thấy lòng nhẹ nhõm, tự nhủ phải sống lạc quan hơn. Không đủ sức làm điều to tát thì hãy làm “một nốt trầm” trong bản hòa ca xao xuyến “dù là tuổi hai mươi/dù là khi tóc bạc” như lời bài hát “Một mùa xuân nho nhỏ” trong chương trình ca nhạc chào Giao thừa năm ấy.
Sáng mùng 2 Tết, đang lúi húi với bữa cơm rau muống, cá chuồn khô “tự biên tự diễn”, tôi chợt nghe giọng ông Ngày oang oang với câu quen thuộc: “Văn nghệ như rứa thì thôi”. Thì ra, ông vừa chơi lô tô trúng được một chiếc xe đạp Đà Nẵng. Ngày ấy, có được chiếc xe đạp còn ý nghĩa hơn mua được chiếc xe máy đắt tiền bây giờ. Cả khu tập thể xúm lại, xôn xao lời chúc mừng. Tôi cũng vội vàng tắt bếp chạy ra, bắt tay chúc mừng ông. Ánh nắng xuân đang bừng lên rực rỡ.
Mới đó, mà đã mấy mươi năm trôi qua.
NGỌC TẤN

Có thể bạn quan tâm

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối:Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối: Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

(GLO)- Trong cuộc nói chuyện về văn hóa Champa với Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn (Bảo tàng tỉnh Gia Lai), người tham gia cùng với các nhà khảo cổ khai quật di chỉ tháp Chăm An Phú, anh đã đưa ra ý tưởng nên thành lập nhà trưng bày văn hóa Champa vùng Tây Nguyên ở vị trí An Phú, TP. Pleiku hiện nay.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vấn vít tơ hồng

(GLO)- Một chiều, khi chở con gái đi dạo, tôi bần thần dừng lại trước một bờ giậu thấp vàng ruộm dây tơ hồng. Con gái tôi thích thú ồ lên khi thấy loài dây leo lạ. Nghe tôi nói tên, con còn thắc mắc vì sao dây leo chỉ có màu vàng, hoa thành chùm trắng mà lại gọi là dây tơ hồng.

Thơ Lê Thị Kim Sơn: Đa mang ánh chiều

Thơ Lê Thị Kim Sơn: Đa mang ánh chiều

(GLO)- "Đa mang ánh chiều" của tác giả Lê Thị Kim Sơn là chiêm nghiệm về sự mong manh của thời gian và cả cảm giác cô đơn, lạc lõng khi đối diện với ánh chiều tắt dần. Mạch cảm xúc bài thơ diễn ra trong một không gian yên ả, tưởng chừng như thanh bình nhưng lại chất chứa nhiều nỗi niềm sâu kín...

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

(GLO)- Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) hơn nửa thế kỷ trước có gì thú vị? Triển lãm ảnh “Ký ức Pleiku” diễn ra tại Bảo tàng tỉnh từ ngày 24-1 đến 21-2 đưa người xem bước vào chuyến du hành trở về Pleiku xưa, thêm cơ sở so sánh với sự phát triển không ngừng của đô thị trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên.

Tản mạn chuyện tình yêu

Tản mạn chuyện tình yêu

(GLO)- Trong một giờ học liên quan đến nội dung giáo dục giới tính, sau nhiều vấn đề được nêu ra thảo luận khá sôi nổi, tôi đặt câu hỏi thăm dò thử xem các em học sinh suy nghĩ thế nào về tình yêu ở tuổi học trò. Lớp học ngay lập tức được chia thành 2 nhóm với các ý kiến trái chiều.

Thanh âm quê nhà

Thanh âm quê nhà

(GLO)- Sinh ra vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, tuổi thơ tôi gắn liền với những cánh đồng lúa xanh mướt, con đường làng quanh co và những ngôi nhà tranh đơn sơ mộc mạc. Quê nhà dẫu còn nghèo khó nhưng lại chứa đựng biết bao kỷ niệm đẹp đẽ, khó quên.

Cỏ xanh về phía cũ

Cỏ xanh về phía cũ

(GLO)- Bài thơ “Cỏ xanh về phía cũ” của Vân Phi như một bức tranh ký ức trầm lắng về mái ấm gia đình, nơi thời gian dường như lặng lẽ quay trở lại qua những hình ảnh quen thuộc, giản dị thấm đượm tình cảm và ký ức sâu sắc khiến người ta thổn thức.

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Mùa đót

Mùa đót

(GLO)- Mỗi khi trời đất được sưởi ấm dần từ những tia nắng mùa xuân, cây lá bên đường xanh non nảy lộc, hoa tươi thắm sắc, tôi lại bâng khuâng nhớ về những điều gần gụi. Thoáng thấy dáng má cặm cụi bên hiên ngồi tết lại cây chổi đót đã bung ra những lạt mây, tôi chợt nhớ về những mùa đót cũ.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Ngát hương mùa hoa trắng

(GLO)- Đầu xuân mới, Tây Nguyên khoác lên mình tấm áo trắng tinh khôi của những vườn rẫy cà phê. Đó là lúc đất trời như giao hòa trong sắc hương, khi từng chùm hoa trắng muốt nở rộ trên những cành cây, tỏa hương ngọt ngào quyến rũ khắp không gian.