Đồn Biên phòng Ia Chía:Tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống bộ đội

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Đồn Biên phòng Ia Chía (huyện Ia Grai, Gia Lai) đã chủ động khắc phục những khó khăn về thời tiết để tăng gia sản xuất, góp phần nâng cao đời sống, đảm bảo sức khỏe cho bộ đội.
Khí hậu vùng biên mùa này càng về trưa càng ngột ngạt. Chiếc xe U-oát chở chúng tôi vì thế cũng trở nên bức bối dù người ngồi không kín ghế. Cảm giác bức bối ấy kéo dài suốt chặng đường gần 30 km từ trung tâm xã Ia Chía đến cổng Đồn Biên phòng mới kết thúc. Đấy là khi trước mắt chúng tôi hiện ra màu xanh ngăn ngắt của các luống rau trong khu vườn tăng gia nằm sát trục đường dẫn vào đồn. Thật khó tin rằng, ở vùng đất khô cằn, khí hậu khắc nghiệt quanh năm này lại có những vườn rau xanh như thế. Vậy mà chúng vẫn hiện hữu. 
 Khu chăn nuôi tập trung của Đồn Biên phòng Ia Chía. Ảnh: A.N
Khu chăn nuôi tập trung của Đồn Biên phòng Ia Chía. Ảnh: A.N
Dẫn chúng tôi xuống tham quan vườn rau xanh với đủ chủng loại: rau dền, rau cải, rau lang, rau mồng tơi, chùm ngây, bồ ngót..., Trung tá Ngôn Ngọc Cương-Đồn trưởng Đồn Biên phòng Ia Chía-cho biết: “Để có thể duy trì vườn rau xanh, chúng tôi đã phải vận chuyển hàng chục xe đất màu mỡ từ các địa bàn lân cận về. Chúng tôi cũng nghiên cứu trồng những loại rau phù hợp với khí hậu nơi đây và không trồng đại trà mà chỉ gieo trồng mỗi thứ một ít theo hình thức luân canh gối vụ, đủ đáp ứng nhu cầu rau xanh của bộ đội”. Cũng theo Trung tá Ngôn, đơn vị đã đầu tư làm hệ thống nhà lưới để hạn chế ảnh hưởng trong mùa mưa và giảm nắng nóng trong mùa khô; lắp đặt hệ thống béc tưới tự động xung quanh vườn và tổ chức tưới làm nhiều đợt trong ngày để vừa đảm bảo độ ẩm cho cây, vừa tiết kiệm nguồn nước trong mùa khô hạn, tiết kiệm nhân công.
Cùng với những biện pháp cụ thể, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn còn ra nghị quyết, quán triệt đến tất cả cán bộ, chiến sĩ nâng cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn để đẩy mạnh công tác tăng gia sản xuất, đảm bảo đời sống, sức khỏe cho bộ đội. Chiến sĩ Triệu Văn Thời bộc bạch: “Tăng gia sản xuất là một trong 11 chế độ công tác ngày của đơn vị. Vì vậy, sau giờ học tập, huấn luyện, chúng tôi đều tự giác xuống vườn chăm sóc rau xanh và đàn gia súc, gia cầm... Mỗi người đều cảm thấy vui khi đã đóng góp một phần công sức vào việc nâng cao sức khỏe bản thân và đồng đội”. Song song với việc duy trì vườn rau xanh, đơn vị còn trồng các loại cây ăn quả như: mít, thanh long, đu đủ, xoài, khế... xung quanh doanh trại để tạo bóng mát và bổ sung thêm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Đồng thời, đơn vị cũng trồng, chăm sóc 5 ha điều và cây hoa màu ngắn ngày nhằm tăng thu nhập.
Một điểm nhấn khác trong công tác tăng gia của Đồn Biên phòng Ia Chía là việc quy hoạch khu chăn nuôi tập trung sạch sẽ, thoáng mát dưới tán rừng cách doanh trại đơn vị chừng 500 m. đơn vị không chỉ nuôi các loại gia cầm như: gà, vịt mà còn làm chuồng trại bài bản để nuôi bò, dê, thỏ, heo rừng. Đặc biệt, Đồn Biên phòng Ia Chía là đơn vị đầu tiên trong hệ thống các Đồn Biên phòng trên tuyến biên giới của tỉnh duy trì mô hình nuôi vịt trời. Theo Trung úy Rmah Trung-Đội trưởng Đội Hậu cần-Đảm bảo Đồn Biên phòng Ia Chía, do điều kiện khí hậu biên giới khắc nghiệt nên việc nuôi vịt trời của đơn vị chỉ duy trì trong mùa mưa. Hiện đơn vị đã ấp thành công 200 con vịt trời và đang chờ mưa xuống để quây lưới thả xuống hồ. Trong khu chăn nuôi tập trung của đơn vị cũng đang duy trì 20 con dê, hơn 50 con heo rừng, 20 con thỏ, 22 con bò và khoảng 200 con gia cầm các loại.
Bằng việc chủ động, sáng tạo trong công tác tăng gia, đến nay, Đồn Biên phòng Ia Chía đã cơ bản đáp ứng 100% rau xanh và khoảng 40% lượng thịt trong bữa ăn hàng ngày của bộ đội. Mỗi năm, đơn vị bổ sung thêm vào nguồn quỹ tăng gia khoảng 200 triệu đồng.
AN NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.