Đổi thay ở xã nông thôn mới Ia Phang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo nông thôn xã Ia Phang (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) có nhiều khởi sắc, đời sống người dân thay đổi nhanh chóng. 
Thời điểm trước năm 2011, đời sống kinh tế của người dân trên địa bàn xã Ia Phang còn gặp nhiều khó khăn; thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 17 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 37% dân số toàn xã… Nhờ sự vào cuộc quyết liệt và quyết tâm chính trị cao, sau hơn 4 năm thực hiện chương trình, xã Ia Phang đã được công nhận đạt chuẩn NTM vào năm 2015. 
Bộ mặt xã Ia Phang thay đổi nhanh chóng kể từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Ảnh: Quang Tấn
Bộ mặt xã Ia Phang thay đổi nhanh chóng kể từ khi triển khai chương trình xây dựng NTM. Ảnh: Quang Tấn

Để có được kết quả này, bên cạnh nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước thì còn có sự đồng lòng, nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế và chung sức xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn của người dân. Xác định xây dựng NTM “chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Ia Phang tiếp tục ra sức duy trì, củng cố và nâng cao các tiêu chí đạt được. Cụ thể, xã tiếp tục tuyên truyền người dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với kinh tế hợp tác. Theo đó, từ năm 2015 đến nay, xã đã triển khai xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả; đồng thời, hướng dẫn áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất, nhất là chú trọng hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho hộ nghèo phát triển sản xuất. 

Đặc biệt, sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về xây dựng làng NTM, nhận thức của người dân đã chuyển biến tích cực, thể hiện qua các việc làm cụ thể như: đóng góp tiền, ngày công lao động, hiến đất… để làm đường giao thông nông thôn, thắp sáng đường quê. Cùng với đó, người dân cũng đã từng bước thay đổi tập quán, tư duy sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống chất lượng cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Ngoài ra, các hộ dân đã bắt đầu tham gia vào các chuỗi liên kết sản xuất-tiêu thụ sản phẩm để nâng cao thu nhập. Nhờ đó, đến nay, Ia Phang đã hoàn thành 9/19 tiêu chí NTM nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo tính đến cuối năm 2021 giảm còn 95 hộ, chiếm 3,8%; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 41,2 triệu đồng/năm.
Trưởng thôn Thơ Nhueng Siu Gjac (bìa phải) phấn khởi trước sự đổi thay nhanh chóng của làng nhưng năm qua
Trưởng thôn Thơ Nhueng Siu Gjac (bìa phải) chia sẻ về sự khởi sắc của làng trong những năm qua. Ảnh: Quang Tấn

Theo ông Siu Gjac-Trưởng thôn Thơ Nhueng, 2 năm qua, nhờ sự tuyên truyền, vận động của cán bộ xã, nhiều hộ dân đã mạnh dạn liên kết với Hợp tác xã Dịch vụ-sản xuất-kinh doanh nông lâm nghiệp Long Hưng canh tác giống lúa J02. Nhờ đó, đời sống người dân được nâng lên, làng được công nhận đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2019. Bộ mặt nông thôn đã thay đổi nhanh chóng, các tuyến đường làng được người dân đồng thuận cùng với Nhà nước đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp, có điện chiếu sáng vào ban đêm.

Còn ông Siu Dyap (làng Thơ Nhueng) phấn khởi nói: “Những năm trước đây, đời sống kinh tế của gia đình tôi rất khó khăn. Nhưng từ khi được cán bộ hướng dẫn chuyển diện tích trồng cây mì kém hiệu quả sang trồng cà phê, lúa chất lượng cao, cây ăn quả thì thu nhập gia đình được cải thiện đáng kể. Với hơn 1 ha cà phê tái canh bước vào thu hoạch được 2 năm, cùng 200 cây hồ tiêu, 5 sào trồng cây ăn quả và 5 sào lúa liên kết sản xuất với hợp tác xã, mỗi năm sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu lãi trên 100 triệu đồng”. 
Người dân làng Thơ Nhueng đã biết liên kết với hợp tác xã để sản xuất lúa chất lượng cao, giúp nâng cao giá trị, thu nhập. Ảnh: Quang Tấn
Người dân làng Thơ Nhueng đã biết liên kết với hợp tác xã để sản xuất lúa chất lượng cao, giúp nâng cao thu nhập. Ảnh: Quang Tấn

Trao đổi với P.V, ông Trần Hoàng-Chủ tịch UBND xã Ia Phang-cho biết: Thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong xã tiếp tục nỗ lực khắc phục khó khăn, phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có để xây dựng Ia Phang ngày càng giàu đẹp. Trong đó, xã đẩy mạnh phát triển sản xuất, tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM trên cơ sở hình thành các chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ; tạo điều kiện thu hút đầu tư vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và giá trị sản phẩm; quyết tâm phấn đấu hoàn thành xây dựng xã NTM nâng cao vào năm 2024.

QUANG TẤN - HÀ CHI

Có thể bạn quan tâm

Bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ-Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh trao quà cho các đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Hà Duy

Trao gần 130 suất quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Khu Công nghiệp Trà Đa

(GLO)- Chiều 18-1, tại Nhà Văn hóa xã Trà Đa (TP. Pleiku), Công đoàn Khu kinh tế tỉnh phối hợp với Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh tổ chức chương trình “Tết sum vầy-Xuân ơn Đảng” cho gần 130 đoàn viên, người lao động đang làm việc tại khu công nghiệp Trà Đa nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Trao 190 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin và cô đỡ thôn bản tỉnh Gia Lai

Trao 190 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin và cô đỡ thôn bản tỉnh Gia Lai

(GLO)- Ngày 18-1, tại TP. Pleiku, Giáo sư-Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP. Hồ Chí Minh) phối hợp tổ chức chương trình “Lan tỏa yêu thương” nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ được tổ chức ở khu vực Công viên Kpă Klơng (thị trấn Chư Sê). Ảnh: M.K

Sẵn sàng Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025

(GLO)- Hội chợ hoa xuân không chỉ tạo điều kiện cho các nhà vườn tiêu thụ sản phẩm mà còn là điểm đến hấp dẫn của người dân, du khách mỗi khi Tết đến xuân về. Chính vì vậy, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tập trung triển khai các phương án nhằm tổ chức Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 an toàn, vui tươi.

Khởi sắc Ia Mơ Nông

Khởi sắc Ia Mơ Nông

(GLO)- Tuy xuất phát điểm thấp, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đa số nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự chung sức của người dân, diện mạo xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đang từng ngày khởi sắc.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn (bìa phải) tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung. Ảnh: Hoàng Hoài

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang

(GLO)- Sáng 10-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai Trần Minh Sơn làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang.

UBND tỉnh ban hành 7 thủ tục mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

Gia Lai công bố 14 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND công bố danh mục gồm 7 thủ tục hành chính mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ; 7 thủ tục mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ.