Đình chỉ giáo viên dùng thước kẻ gõ vào đầu học sinh gây… sưng mắt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- UBND huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) đã ra quyết định đình chỉ giảng dạy đối với cô giáo đã dùng thước kẻ gõ vào đầu 1 em học sinh dẫn đến em này có biểu hiện sưng mắt, sưng phần mềm vùng đầu.

Cụ thể, trong tiết học môn toán ngày 9-4, cô giáo Chu Thị Linh Trang đã dùng thước kẻ gõ vào đầu em học sinh Phùn Thảo Ly (lớp 2 Trường Tiểu học Vô Ngại) khi em này không tập trung làm bài mặc dù giáo viên đã hướng dẫn, nhắc nhở. Đến cuối buổi học, em Ly biểu hiện sưng mắt và đã được gia đình, nhà trường đưa tới Trung tâm y tế huyện kiểm tra.

Các em học sinh Trường Tiểu học Vô Ngại trong giờ thể dục

Các em học sinh Trường Tiểu học Vô Ngại trong giờ thể dục

Đến trưa 10-4, nhà trường đã động viên gia đình đưa em Phùn Thảo Ly lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh để chụp chiếu. Theo kết quả chiếu chụp và chẩn đoán của bệnh viện, em Phùn Thảo Ly không bị tổn thương não, chỉ sưng phần mềm vùng đầu và có ảnh hưởng vùng mắt.

Trả lời câu hỏi vì sao dùng thước kẻ gõ vào đầu học sinh nhưng lại xuất hiện cả vết thương vùng mắt, ông Vi Tiến Vượng-Trưởng phòng Giáo dục huyện Bình Liêu-cho biết: “Cái này phải chờ cơ quan chức năng làm việc, sau đó sẽ có kết luận, xác minh rõ ràng”.

Ngay khi sự việc xảy ra, Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện đã báo cáo UBND huyện Bình Liêu, đồng thời cùng nhà trường, giáo viên đến thăm hỏi, chăm sóc em Ly. UBND huyện Bình Liêu đã ra quyết định đình chỉ giảng dạy đối với cô giáo Chu Thị Linh Trang để tiếp tục làm rõ sự việc và xử lý theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Ngày 28-3, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 755/KH-UBND về việc thực hiện chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Đừng để tâm hồn nghèo nàn

Đừng để tâm hồn nghèo nàn

(GLO)- Nhớ hồi dạy bài Thu điếu (Nguyễn Khuyến) trong chương trình Ngữ văn lớp 11, tôi đã hỏi học trò: Em từng có ấn tượng hay cảm xúc đặc biệt gì với mùa thu chưa? Nhiều em trả lời ngập ngừng: “Em thấy mùa thu… trời mát mẻ”, “Em thấy mùa thu… lá cây rụng nhiều”, “Em thấy mùa thu… thường mưa”.