Điều tra vụ phá rừng tại xã Ia Mơr

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 19-4, ông Trà Văn Quý-Phó Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Meur (xã Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) cho biết: "Chúng tôi đang tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng điều tra vụ phá rừng làm nương rẫy tại tiểu khu 993 và 1001 thuộc lâm phần quản lý của đơn vị để xử lý theo quy định của pháp luật". 

 Lực lượng chức năng kiểm tra hiện trường. Ảnh: Lê Anh
Lực lượng chức năng kiểm tra hiện trường vụ phá rừng. Ảnh: Lê Anh

Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh của các cơ quan báo chí về tình trạng phá rừng xảy ra trên địa bàn xã Ia Mơr, ngày 16-4, đoàn kiểm tra liên ngành gồm: đại diện Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Đội Kiểm lâm cơ động số 2 (Chi cục Kiểm lâm tỉnh), Hạt Kiểm lâm huyện Chư Prông, Đồn Biên phòng Ia Mơr, UBND xã Ia Mơr và Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Meur đã tiến hành kiểm tra tại lô 5, khoảnh 7, tiểu khu 993 và lô 1, khoảnh 1, tiểu khu 1001 thuộc lâm phần quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Meur.

Qua kiểm tra hiện trường, tại tiểu khu 993, lực lượng chức năng phát hiện diện tích rừng bị chặt phá là 1.280 m2, có 10 cây bị chặt hạ, đường kính gốc 20-30 cm thuộc các chủng loại: dầu, sến, cà chít. Tiếp tục kiểm tra tại tiểu khu 1001, lực lượng chức năng phát hiện thêm diện tích rừng bị chặt phá là 3.300 m2, có 41 cây bị chặt hạ, đường kính gốc 13-50 cm gồm các chủng loại: dầu, sến, cà chít, trâm, cám, cầy. Tổng diện tích bị chặt phá tại 2 tiểu khu là 0,458 ha, thuộc loại rừng sản xuất, trạng thái rừng rụng lá phục hồi.

Lực lượng chức năng kiểm tra diện tích rừng bị chặt. Ảnh: Lê Anh
Lực lượng chức năng kiểm tra diện tích rừng bị chặt phá. Ảnh: Lê Anh


Ông Quý thông tin thêm: “Mở rộng hiện trường, đoàn kiểm tra chỉ phát hiện 1 lóng gỗ bên bờ lô cao su, cây gỗ đã bị cắt khúc và rỗng không còn giá trị sử dụng, ngoài ra không phát hiện thêm bãi tập kết gỗ nào. Theo nhận định, việc chặt phá rừng này với mục đích để lấy đất làm nương rẫy. Trước đó, đơn vị cũng đã phát hiện, lập biên bản diện tích rừng bị chặt phá nhưng chưa xác định được đối tượng vi phạm.

Còn thông tin về việc lâm tặc chở gỗ vào các xưởng trên địa bàn xã mà báo chí phản ánh thì đơn vị đang tiếp tục phối hợp làm rõ. Hiện trên địa bàn xã chỉ có duy nhất 1 xưởng gỗ của Công ty TNHH một thành viên Bảo Ngân nhưng qua kiểm tra thì tại xưởng không có bất kỳ lâm sản nào cất giữ trong kho. Đại diện công ty này cũng cho biết xưởng đã tạm dừng hoạt động từ ngày 27-1-2021...".
 

LÊ ANH

Có thể bạn quan tâm

Chuyện 2 ngôi làng đặc biệt trên biên giới Ia Mơ

Chuyện 2 ngôi làng đặc biệt trên biên giới Ia Mơ

(GLO)-Ở xã biên giới Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), làng Ring và làng Khôn được thành lập theo những cách khác nhau nhưng đều rất đặc biệt. Mặc dù làng hình thành chưa lâu nhưng những người dân ở đây sinh sống hòa thuận, cùng nhau đoàn kết bảo vệ biên cương Tổ quốc và xây dựng cuộc sống mới.

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông

(GLO)- Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai, với quyết tâm chính trị cao, toàn thể cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ cơ sở Cảnh sát giao thông đã đoàn kết, thống nhất triển khai có hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Hồi hương trong tình người và hy vọng

Hồi hương trong tình người và hy vọng

(GLO)- Khi mùa khô năm 2024 vừa chớm, ở buôn Ia Rnho (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) có một người lặng lẽ rời đi. Đó là Nay Tri-người từng vướng vào vụ phá rừng, luôn sống trong nỗi lo sợ bị pháp luật trừng trị.

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh: Xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh: Xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng

(GLO)- Trải qua 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Lệ Thanh (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng với truyền thống đơn vị được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

34 tỉnh, thành phố mới trên toàn quốc có 145 Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực

34 tỉnh, thành phố mới trên toàn quốc có 145 Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực

Việc xây dựng dự thảo luật sửa đổi, bổ sung 11 luật về quân sự, quốc phòng là bước đi cần thiết trong bối cảnh các địa phương đang tiến hành điều chỉnh địa giới hành chính và tái cấu trúc lực lượng vũ trang theo luật định kể từ ngày 1/7/2025, bảo đảm theo hướng tinh, gọn, vững mạnh và hiện đại.

null