Điểm tựa của nông dân Krông Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thông qua các phong trào và việc làm thiết thực, Hội Nông dân huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã trở thành điểm tựa vững chắc giúp hội viên phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
Mô hình trồng lúa giống mới giúp hội viên, nông dân xã Ia Rmok phát triển kinh tế. Ảnh: Lê Nam

Mô hình trồng lúa giống mới giúp hội viên, nông dân xã Ia Rmok phát triển kinh tế. Ảnh: Lê Nam

Huyện Krông Pa có 10.240 hội viên nông dân, trong đó, 6.672 hội viên là người dân tộc thiểu số. Để giúp hội viên có điều kiện phát triển kinh tế, Hội Nông dân huyện đã xây dựng quỹ Hội được hơn 1,3 tỷ đồng, giải ngân 1,14 tỷ đồng cho 112 lượt hộ vay. Cùng với đó, Hội phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện ký kết chương trình liên tịch, thỏa thuận và hợp đồng ủy thác cho 2.633 hội viên nông dân vay vốn phát triển sản xuất với tổng dư nợ hơn 116 tỷ đồng thông qua 54 tổ tiết kiệm và vay vốn; phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT-Chi nhánh huyện thành lập 56 tổ liên kết và giải ngân với tổng dư nợ hơn 247 tỷ đồng cho 2.277 hộ vay; phối hợp các doanh nghiệp tín chấp giúp hội viên mua theo hình thức trả chậm hơn 102 tấn phân bón.

Ngoài ra, Hội còn phối hợp các ngành tổ chức 5 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào trồng trọt, chăn nuôi; phối hợp tổ chức 72 lớp dạy nghề trình độ sơ cấp và ngắn hạn cho 1.341 hội viên nông dân, chủ yếu đào tạo nghề điện cơ, máy nổ, sửa chữa máy nông nghiệp, cắt may trang phục nữ.

Năm 2019, gia đình ông Alê Pin (buôn Mlah, xã Phú Cần) vay 50 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện thông qua kênh ủy thác của Hội Nông dân xã để mua 3 con bò sinh sản về nuôi. Ông cho hay: “Sau 4 năm, đàn bò đã đẻ được 8 con. Gia đình bán bớt 2 con bò để có tiền trả ngân hàng và mua thêm dê giống về nuôi. Nhờ chăm chỉ làm ăn, gia đình tôi đã thoát nghèo”. Tương tự, năm 2019, gia đình anh Nay Sang (cùng buôn) cũng được vay 50 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện thông qua ủy thác của Hội Nông dân để mua cặp bò sinh sản, làm nhà vệ sinh và đào giếng. “Sau khi bò đẻ thêm 4 con, tôi bán bớt 2 con để lấy tiền chi tiêu. Nhờ nguồn vốn vay, đời sống gia đình từng bước ổn định”-anh Sang vui vẻ nói.

Bên cạnh tạo điều kiện về nguồn vốn, Hội Nông dân các cấp còn xây dựng, nhân rộng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả thông qua các phong trào như: “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, “Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới”.

Theo đó, Hội Nông dân đã phối hợp tổ chức 17 lớp tập huấn, hội thảo với trên 800 lượt hội viên tham gia; vận động các hộ sản xuất kinh doanh giỏi giúp đỡ các gia đình khó khăn với số tiền 972 triệu đồng, hơn 1.350 ngày công lao động, hơn 1.200 cây-con giống, xây dựng nhà ở cho 2 hội viên nghèo và giúp đỡ 98 hộ thoát nghèo.

Người dân xã Ia Rmok thu hoạch mì. Ảnh: Lê Nam

Người dân xã Ia Rmok thu hoạch mì. Ảnh: Lê Nam

Ông Nay Il-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Rmok-cho hay: Toàn xã có 552 hội viên nông dân, trên 90% hội viên là người dân tộc thiểu số. Nhằm giúp hội viên phát triển kinh tế, Hội đã thành lập một số tổ hội nghề nghiệp như: “Chăn nuôi dê sinh sản tại buôn Ia Klon” với 17 thành viên; “Chăn nuôi heo đen sinh sản trên địa bàn xã Ia Rmok” với 17 thành viên; “Chăn nuôi bò sinh sản” với 9 thành viên.

Ngoài ra, Hội còn vận động xây dựng quỹ giúp các hội viên có hoàn cảnh khó khăn vay với lãi suất thấp để đầu tư phát triển sản xuất; phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện chương trình liên tịch, thỏa thuận và hợp đồng ủy thác cho 194 hộ hội viên vay vốn phát triển sản xuất với dư nợ trên 8,1 tỷ đồng; phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn với số tiền 11,103 tỷ đồng dành cho 125 hộ vay.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Đình Nhung-Chủ tịch Hội Nông dân huyện-cho biết: Thông qua các phong trào và việc làm thiết thực, Hội Nông dân đã trở thành điểm tựa vững chắc giúp hội viên phát triển kinh tế. Đặc biệt, trong giai đoạn 2018-2023, toàn huyện có 6.000 lượt hội viên đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.

“Thời gian tới, Hội tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào, hình thành các mô hình liên kết sản xuất lớn, tổ hợp tác, hợp tác xã, nông hội, doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và phát triển bền vững; hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung đạt năng suất cao, tiêu chuẩn an toàn đủ sức cạnh tranh trên thị trường”-Chủ tịch Hội Nông dân huyện thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.