“Điểm tựa” của làng Ngo Le

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chòm râu dài, ánh mắt sáng, dáng người khỏe khoắn, nhanh nhẹn là ấn tượng của chúng tôi khi gặp già làng Rơ Lan Vọng, người được xem là “điểm tựa” của làng Ngo Le (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai). 

Bằng uy tín và sự nhiệt tình, già làng Rơ Lan Vọng đã góp sức tạo nên những chuyển biến tích cực trong nếp nghĩ, cách làm của người dân nơi đây.

1bg-gia-lang-vong-thu-3-tu-trai-sang-giao-luu-chia-se-kinh-nghiem-tai-hoi-thao-khoa-hoc-phat-huy-vai-tro-nguoi-co-uy-tin-trong-xdd-va-he-thong-chinh-tri-co-so-trong-sach-vung-manh-tren-dia-ban-tinh-1842.jpg
Già làng Rơ Lan Vọng (thứ 3 từ trái sang) giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm tại Hội thảo khoa học “Phát huy vai trò người có uy tín trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh trên địa bàn tỉnh”. Ảnh: P.D

Năm 2021, sau khi hoàn thành các nghi thức cuối cùng tiễn già làng tiền nhiệm về cõi Atâu, người dân Ngo Le họp bàn để bầu già làng mới. Và tất cả các ý kiến đều nhất trí suy tôn ông Rơ Lan Vọng. Bởi lẽ, ông là người hiểu biết và có kinh nghiệm trong thực tiễn gần 40 năm công tác trong ngành Kiểm lâm.

Tuổi cao, lại có lương hưu nhưng ông vẫn chăm chỉ lao động, trồng và chăm sóc 500 cây cà phê, 200 cây điều, chăn nuôi thêm gà. Trong cuộc sống hàng ngày, ông luôn vui vẻ, nhiệt tình với dân làng.

Không phụ niềm tin của bà con, gần 3 năm qua, ông Vọng luôn sâu sát cộng đồng dân cư, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và phản ánh những vấn đề phát sinh tại khu dân cư đến với cấp ủy, chính quyền địa phương.

Làng Ngo Le có 193 hộ, trong đó hơn 96% là đồng bào dân tộc thiểu số và thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp.

“Phần lớn diện tích đất sản xuất người dân trồng cây cà phê, cao su, điều. Mình luôn nói với bà con trồng cây gì cũng cần phải có kỹ thuật, trồng cây rừng cũng thế. Muốn đất khỏe, cây khỏe thì phải học cách cải tạo, cách bón phân. Dân làng lắng nghe, nhiều hộ làm theo, rồi tìm đến nhờ mình hướng dẫn”-ông Vọng phấn khởi chia sẻ.

Năm 2024, qua rà soát, số hộ nghèo của làng giảm từ 41 hộ xuống còn 31 hộ; những hộ ít diện tích đất sản xuất hoặc không có đất thì xin vào làm công nhân ở Công ty 75 (Binh đoàn 15) và một số công ty ở các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai.

2them-gia-lang-vong-ben-phai-trao-doi-chia-se-kinh-nghiem-cung-gia-lang-siu-hphyin-lang-goong-xa-ia-puch-huyen-chu-prong-ben-le-hoi-thao-khoa-hoc-6372.jpg
Già làng Vọng (bên phải) trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cùng già làng Siu H'Phyin (làng Goòng, xã Ia Púch, huyện Chư Prông) bên lề hội thảo khoa học. Ảnh: P.D

Đề cập đến vai trò của già làng Rơ Lan Vọng, ông Rơ Châm Huen-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Ngo Le-cho biết: “Trong các buổi họp dân, ông Vọng đều giải thích cho bà con hiểu rõ hơn về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ông cũng kiên trì vận động bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tạo chuyển biến trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới”.

Cụ thể, từ năm 2022 đến nay, được sự quan tâm của Nhà nước, làng được đầu tư kinh phí để mở rộng và bê tông hóa 2 tuyến đường tổng chiều dài 900 m. Trong đó, đoạn đường 600 m là 100% kinh phí của Nhà nước; đoạn đường 300 m, người dân đóng góp 27 triệu đồng.

Trong quá trình giải phóng mặt bằng, mở rộng đường ảnh hưởng đến diện tích đất sản xuất và một số cây trồng đang cho thu hoạch ổn định của bà con. Ông Vọng đã đến từng hộ bị ảnh hưởng, giải thích cặn kẽ về chủ trương của Đảng, Nhà nước cũng như lợi ích của dân làng khi tuyến đường được làm mới. Nhờ đó, nhiều hộ đã tự nguyện dời hàng rào, chặt cây để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Ngoài ra, bằng kinh nghiệm và sự khéo léo, từ năm 2022 đến nay, ông đã tham gia hòa giải thành công 3 vụ mâu thuẫn liên quan đến tranh chấp đất đai.

Ông Nguyễn Đình Tuất-Phó Bí thư Đảng ủy xã Ia Krêl: Tuy mới được công nhận là già làng, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số song già Rơ Lan Vọng đã có những đóng góp tích cực, trở thành cầu nối gắn kết giữa cấp ủy, chính quyền và người dân.

Bằng kinh nghiệm thực tiễn sau nhiều năm công tác cùng với hiểu biết về luật tục, ông đã vận dụng linh hoạt trong công tác tuyên truyền, vận động bà con vươn lên phát triển kinh tế, chung sức xây dựng nông thôn mới, xây dựng làng ngày càng khởi sắc.

Mới đây, ông Vọng là đại diện người uy tín duy nhất của tỉnh được mời đến để chia sẻ cách làm của mình tại hội thảo khoa học “Phát huy vai trò của người có uy tín trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh trên địa bàn tỉnh Gia Lai” do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Tỉnh ủy phối hợp tổ chức.

“Tôi vui và thấy vinh dự, tự hào lắm. Tôi đã chia sẻ một số cách làm của mình đến với hội thảo trong vai trò người có uy tín. Tôi mong muốn các cấp, các ngành, địa phương quan tâm nhiều hơn nữa đến người có uy tín. Tổ chức các lớp tập huấn và các buổi giao lưu để người có uy tín học những cách làm hay, có thêm kỹ năng, cách xử lý những vấn đề xảy ra tại địa phương”-già Vọng bày tỏ.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn (bìa phải) tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung. Ảnh: Hoàng Hoài

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang

(GLO)- Sáng 10-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai Trần Minh Sơn làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang.

Điều chỉnh Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Kông Chro

Điều chỉnh Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Kông Chro

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa phê duyệt điều chỉnh Quyết định số 692/QĐ-UBND ngày 12-11-2022 phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Kông Chro thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Phụ nữ làng Đê Chơ Gang (xã Phú An, huyện Đak Pơ) chăm sóc con đường hoa. Ảnh: Đ.M.P

Có một ngôi làng mang tên Đê Chơ Gang

(GLO)- Làng Đê Chơ Gang (xã Phú An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) được hình thành từ rất lâu đời. Trải qua các giai đoạn lịch sử, làng vẫn giữ nét đẹp truyền thống của văn hóa Bahnar. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, người dân nơi đây vẫn một lòng chung thủy với cách mạng.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.