Điểm sáng phong trào phụ nữ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với những cách làm thiết thực, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ đã khắc phục mọi khó khăn, triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, trở thành một trong những tập thể điển hình của tỉnh.
GIÚP NHAU PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Bà Phạm Thị Thúy-Chủ tịch Hội LHPN huyện Đak Pơ-cho biết: Toàn huyện có 9.739 hội viên sinh hoạt tại 54 chi hội. Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của cuộc vận động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững, Hội LHPN huyện đã tiến hành rà soát, nắm bắt tình hình, nguyên nhân, nhu cầu của hội viên để giúp nhau ngày công lao động, con giống, vốn, phân bón...
Thông qua các nguồn vốn khai thác từ ngân hàng, hùn vốn tín dụng tiết kiệm, vốn tự có trong hội viên, Hội đã tích cực hỗ trợ phụ nữ nghèo vay phát triển kinh tế gia đình. Hội đang phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện nhận ủy thác 43 tổ tiết kiệm vay vốn. Tổng dư nợ nguồn vốn ủy thác đến nay là trên 66,3 tỷ đồng với 1.838 lượt vay, không có nợ quá hạn. Ngoài ra, Hội tiếp tục chỉ đạo nhân rộng và phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi với mức thu nhập trên 100 triệu đồng/hộ/năm. Trong đó, một trong những mô hình hay được chị em hưởng ứng nhiệt tình là “Câu lạc bộ phụ nữ dân tộc thiểu số tiết kiệm 5-10 triệu đồng”. Chỉ sau 2 năm triển khai, đến nay, Hội có 16 câu lạc bộ, với 439 thành viên, tổng số tiền tiết kiệm được lên đến gần 900 triệu đồng; qua đó giúp chị em thay đổi nhận thức, biết tiết kiệm để ổn định cuộc sống gia đình, hạn chế tình trạng vay nặng lãi, mua nợ hàng hóa lãi suất cao.
Chị Đinh Thị Dvơr (34 tuổi, làng Jun, xã Yang Bắc) kể: Trước đây, gia đình chị rất khó khăn. Được Hội LHPN xã hỗ trợ, chị vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để mua 2 con bò sinh sản. Đến nay, chị đã có đàn bò 4 con và đã trả được nợ. Vui hơn nữa là từ khi tham gia “Câu lạc bộ phụ nữ dân tộc thiểu số tiết kiệm 5-10 triệu đồng”, chị đã học được cách tiết kiệm trong chi tiêu, biết tích lũy để tự tạo vốn cho gia đình. Nhờ chăm chỉ làm ăn và tiết kiệm, đến nay, chị đã có hơn 30 triệu đồng gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Đó là điều mà từ trước tới giờ chị chưa từng mơ tới.
Chị Đinh Thị Bler-Chủ tịch Hội LHPN xã Yang Bắc-cho hay, Yang Bắc có hơn 70% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn. Nhờ có sự hỗ trợ của Hội LHPN thông qua việc cho vay vốn và phát triển các mô hình tiết kiệm, nhiều chị em đã có điều kiện vươn lên thoát nghèo.
 Chị em phụ nữ làng Jun (xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) chăm sóc hàng rào xanh. Ảnh: N.H
Chị em phụ nữ làng Jun (xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) chăm sóc hàng rào xanh. Ảnh: N.H
“XÂY DỰNG GIA ĐÌNH 5 KHÔNG, 3 SẠCH”
Xác định cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” là cách thiết thực nhất để phát huy khả năng của phụ nữ vào nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở địa phương, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện Đak Pơ đã đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tạo bước chuyển biến tích cực trong nếp nghĩ, cách làm của hội viên. Hàng tháng, Hội triển khai làm vệ sinh các tuyến đường tự quản do Hội đảm nhận, các trục giao thông chính và khu vực thường xuyên có rác thải như: chợ, trường học... Hội cũng vận động hội viên, phụ nữ phân loại và xử lý rác thải tại hố rác cá nhân, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, đi chợ bằng làn nhựa để hạn chế sử dụng túi ni lông. Đến nay, trên địa bàn các xã đều có các tuyến đường hoa, hàng rào xanh do cán bộ, hội viên phụ nữ trồng và chăm sóc.
Với phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội”, đến nay, tất cả cơ sở Hội trong huyện đều có ít nhất một mô hình tập hợp phụ nữ phù hợp với trên 1.186 thành viên tham gia. Hội cũng chỉ đạo tập trung các nguồn lực xây dựng 17 mô hình “Thôn/làng phụ nữ kiểu mẫu” gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại 8 xã, thị trấn. Hội còn duy trì 54 mô hình kết nghĩa giữa chi hội thôn người Kinh với chi hội làng dân tộc thiểu số nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong sinh hoạt, phát triển kinh tế.
Với những kết quả đạt được những năm qua, Hội LHPN huyện Đak Pơ đã trở thành một trong những tập thể điển hình của tỉnh, được Trung ương Hội LHPN Việt Nam tặng bằng khen 4 năm liền, được UBND tỉnh tặng cờ thi đua vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác Hội và phong trào phụ nữ năm 2019.
NGUYỄN HIỀN

Có thể bạn quan tâm

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

(GLO)- Ngày 26-6, Công an tỉnh Gia Lai có Công văn số 3986/CAT-PC06 thông báo thời gian cấp, thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các cơ quan, tổ chức có trụ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai (cũ).

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar. Ảnh: Ngọc Minh

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar

(GLO)- Những ngày này, tại cánh đồng Đê Bar (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) không khí lao động diễn ra tấp nập, khẩn trương, tiếng máy cày hòa cùng tiếng nói cười của người dân kỳ vọng về một mùa vụ thắng lợi.

Những mái ấm ở vùng khó

Những mái ấm ở vùng khó

(GLO)- Ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát đã lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc. Những ngôi nhà mới không chỉ góp phần làm đổi thay diện mạo nông thôn mà còn mở ra hy vọng về một cuộc sống tươi sáng hơn cho hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo.

null