Điểm nổi bật, đáng lưu ý của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 có điểm mới là điểm ưu tiên khu vực có sự thay đổi, điểm xét tuyển giảm, bỏ điểm sàn xét tuyển vào ĐH.

Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 có một số điểm mới như: điểm ưu tiên khu vực có sự thay đổi, điểm xét tuyển năm nay được làm tròn tới 2 chữ số thập phân, bỏ điểm sàn xét tuyển vào ĐH…

Để giúp thí sinh chọn trường, ngành học phù hợp với năng lực, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) giải thích rõ hơn về những điểm mới của kỳ thi năm nay.

 

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT).
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT).

Điểm ưu tiên, xét tuyển giảm mạnh

- PV: Xin bà cho biết những điểm mới của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018?

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Những thay đổi của quy chế tuyển sinh năm nay không nhiều. Nhìn chung, các quy chế tuyển sinh năm nay giữ ổn định như năm 2017, chỉ có một số thay đổi.

Thứ nhất, điểm ưu tiên khu vực được giảm đi 50% so với mức 2017 trở về trước.

Như vậy, từ năm 2018 điểm ưu tiên khu vực được cộng cao nhất là 0,7 điểm thay vì 1,5 điểm như năm 2017. Độ chênh lệch giữa các vùng miền không còn cao nữa thì mức điểm này hạ xuống để phù hợp với mức độ phát triển của các vùng cao, vùng xa, vùng khó khăn.

Thứ hai, Bộ GD-ĐT sẽ không quy định điểm sàn hay ngưỡng đảm bảo chất lượng vào các trường ĐH, trừ các ngành đào tạo giáo viên. Quyền này được trao cho các trường, các trường được tự chủ, xác định ngưỡng đầu vào cho nó hợp với chính sách tuyển sinh, chính sách chất lượng của từng trường.

Thứ ba, điểm xét tuyển năm nay được làm tròn tới 2 chữ số thập phân nên các em cần chú ý để giành từng điểm một.

Thứ tư, các trường phải công bố tỉ lệ sinh viên có việc làm sau một năm tốt nghiệp của 2 năm trước, đó là thông tin hữu ích cho các em để biết rằng  ngành nào, trường nào ngành đó có chất lượng, phù hợp với bản thân.

Không có chuyện phải đạt 5 điểm/môn mới đỗ tốt nghiệp THPT

- PV: Có thông tin cho rằng, theo quy chế thi THPT quốc gia năm 2018 vừa được Bộ GD-ĐT công bố, thí sinh phải đảm bảo mỗi môn thi thành phần phải đạt 5 điểm trở lên mới đủ điều kiện để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Liệu cách hiểu này có đúng không và bà có thể giải thích rõ hơn về điều này?

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Quy chế thi THPT quốc gia và xét tốt nghiệp THPT năm 2018 hầu như không có thay đổi so với năm 2017. Trong đó, về điều kiện xét công nhận tốt nghiệp không có chuyện yêu cầu mỗi môn thi thành phần của thí sinh phải đạt mức tối thiểu 5 điểm. Mức điểm xét tốt nghiệp là 5 được tính là điểm trung bình các môn thi THPT quốc gia (đăng ký để xét tốt nghiệp) cộng với điểm trung bình các môn học lớp 12 chia cho 2 và cộng với điểm ưu tiên. Như vậy, không có chuyện thi THPT quốc gia phải đạt 5 điểm một môn mới đỗ tốt nghiệp như mạng xã hội đưa thông tin.

Thí sinh chỉ được 1 lần thay đổi nguyện vọng

- PV: Năm nay, việc đăng ký thi và thay đổi nguyện vọng của thí sinh được tiến hành như thế nào, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Bộ GD-ĐT cũng đang lên kế hoạch dự kiến để các thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia từ 1 – 20/4/2018. Thời gian điều chỉnh nguyện vọng dự kiến là từ 18 – 26/7/2018 sau khi cập nhật đầy đủ dữ liệu về điểm thi, tương quan điểm thi thì các thí sinh sẽ được điều chỉnh nguyện vọng.

Năm nay, thí sinh vẫn chỉ trúng tuyển một nguyện vọng duy nhất và đó là nguyện vọng ưu tiên cao nhất của thí sinh. Ví dụ, một em thí sinh đăng ký 7 nguyện vọng. Trong đó, thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 4, nguyện vọng 6, nguyện vọng 7. Vậy thí sinh sẽ chỉ được nhập học vào nguyện vọng 4, đó là nguyện vọng ưu tiên cao nhất của em thí sinh này.

Thí sinh cần tìm hiểu kỹ ngành học phù hợp với nguyện vọng

- PV: Bà đưa ra lời khuyên như thế nào cho các thí sinh trong quá trình đăng ký, thay đổi nguyện vọng xét tuyển vào các trường ĐH?

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Từ năm trước thì các thí sinh được đăng ký nguyện vọng không giới hạn, mỗi em có suy nghĩ, định hướng, phạm vi cũng như lựa chọn của mình. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, vấn đề không nằm ở việc đăng ký bao nhiêu nguyện vọng mà quan trọng là các em có được những thông tin thiết thực, ý nghĩa trực tiếp với nguyện vọng mình hay không.

Các em có hiểu ngành học, năng lực, nguyện vọng, sở trường của mình như thế nào để chọn những ngành học phù hợp không? Nếu mà các em có đầy đủ thông tin thì các em nên chọn trong khoảng từ 3-5 nguyện vọng.

Trong những nguyện vọng đó, sẽ có những nguyện vọng thấp hơn năng lực của các em, cũng có những nguyện vọng đúng với năng lực các em để tăng tỷ lệ trúng tuyển.

Tuy nhiên, cũng có những nguyện vọng cao hơn các em một chút thì giúp các em có định hướng phấn đấu. Nếu hiểu rõ các nguyện vọng đó thì tôi tin chỉ cần 3-5 cùng lắm là 6 thì các em có thể xác định được khả năng trúng tuyển cao.

Thực tế trong những năm qua, mức trung bình thì 50-70% các em đăng ký trong khoảng 3-5 nguyện vọng.

- PV: Xin cảm ơn bà!.

Bích Lan/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.