Di tích lịch sử địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 được xếp hạng di tích quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 14-4, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký quyết định số 1010/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 (xã Kông Bla, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai).

Di tích Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947, trước thuộc thôn 1, xã Đak Hlơ; nay sáp nhập vào xã Kông BLa.

img-4833.jpg
Di tích lịch sử địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 (xã Kông Bla, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) được xếp hạng di tích quốc gia. Ảnh: Ngọc Minh

Theo hồ sơ di tích, trong khoảng thời gian năm 1946 và những tháng đầu năm 1947, sau các trận phục kích, công đồn của bộ đội Việt Minh và hoạt động gây áp lực của lực lượng quần chúng trong vùng, binh sĩ Pháp tại các đồn ở An Khê điên cuồng càn quét, khủng bố trả thù, đặc biệt là đối với những khu vực chúng nghi ngờ đã ủng hộ Việt Minh, nuôi giấu bộ đội. Các nhân chứng kể lại, ngày 18-3-1947, binh sĩ Pháp càn vào làng Tân Lập.

Tại đây, khi lục soát, phát hiện các dấu vết liên quan đến việc bộ đội từng đóng quân như: Trại rạp, chỗ nấu ăn, nồi bung, nồi bảy (loại nồi đồng lớn), dây điện thoại..., chúng liền đập phá tài sản, đốt nhà và thẳng tay bắn giết. Cùng lúc, nhiều toán binh lính Pháp xộc vào từng nhà và bắt đầu tàn sát dân làng. Người già, trẻ em, phụ nữ có mang đều bị chúng giết không thương tiếc. Sau khi vơ vét của cải, lùa gia súc đi, giặc Pháp đốt làng. Gần 80 nóc nhà cùng bốc cháy, biến Tân Lập thành biển lửa.

Ngày 15-11-2016, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai phối hợp với UBND huyện Kbang tổ chức hội thảo khoa học di tích “Vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”.

Qua thảo luận, Hội thảo thống nhất: Vụ thảm sát tại làng Tân Lập là có thật và khi đó, nơi này từng có khoảng 74 nóc nhà, 368 người bị giết hại trong cuộc tàn sát của thực dân Pháp vào ngày 18-3-1947. Ngày 25-2 Âm lịch hàng năm tại khu tưởng niệm diễn ra giỗ chung cho các nạn nhân vụ thảm sát.

Năm 2015, UBND huyện Kbang đầu tư xây dựng nhà bia tưởng niệm khang trang. Đến năm 2017, di tích “Vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947” được UBND tỉnh Gia Lai công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đạt được những kết quả ấn tượng, đời sống người dân từng bước được nâng cao.

Nghĩa tình nơi biên giới

Nghĩa tình nơi biên giới

(GLO)- Tôi có mấy người bạn thân từ Hà Nội và Quảng Ngãi lên thăm Gia Lai, nguyện vọng của họ là muốn lên biên giới, thăm những người lính Biên phòng. Vậy là mình lại có thêm cái cớ để ngược hướng biên cương.

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

(GLO)- Sau hơn 15 năm thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Chư Sê, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã đoàn kết, chung sức vượt qua mọi khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

(GLO)- Ngày 29-4, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng, Công ty Thiên Phúc Farma, Công ty CPTM Natulife Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con thôn Plei Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)-thôn kết nghĩa với Sở Y tế Gia Lai.

Đổi thay ở xã anh hùng

Đổi thay ở xã anh hùng Ia Phìn

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Ia Phìn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Cuối năm 2017, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

(GLO)- Chiều 28-4, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Gia Lai do Phó Giám đốc Ksor Hiền-Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ cho em Nêu (SN 2018, làng Kol, xã Trang, huyện Đak Đoa) mồ côi cả cha và mẹ.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.