Đến năm 2030 tăng độ che phủ rừng toàn quốc lên 45%

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều 4-5, Bộ NN&PTNT đã công bố Chương trình quốc gia về REDD+ đến năm 2030 và đường tham chiếu rừng (FREL/FRL). Mục tiêu là đến năm 2030 tăng độ che phủ rừng toàn quốc lên 45%, giảm 8% tổng lượng phát thải khí nhà kính.
 

 

REDD+ là một sáng kiến quốc tế, cung cấp hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển nhằm giảm phát thải khí nhà kính gây nên biến đổi khí hậu, thông qua 5 hoạt động chính: Hạn chế mất rừng, hạn chế suy thoái rừng, bảo tồn trữ lượng carbon rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, tăng cường trữ lượng carbon rừng.

Theo ông Nguyễn Quốc Trị-Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), mục tiêu chung của Chương trình quốc gia về REDD+ đến năm 2030 và đường tham chiếu rừng (FREL/FRL) nhằm góp phần bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rừng trồng; gắn và lồng ghép với việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ và phát triển rừng, tăng trưởng xanh. Bên cạnh đó, thu hút sự hỗ trợ của quốc tế, tiến tới tiếp cận thị trường tín chỉ carbon; nâng cao đời sống của người dân và phát triển bền vững đất nước.

Cụ thể, phấn đấu đến năm 2020, thông qua các hoạt động REDD+ sẽ nâng cao độ che phủ rừng toàn quốc lên 42% và diện tích các loại rừng đạt 14,4 triệu ha. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng thực hiện REDD+, bảo đảm có đủ năng lực để tiếp cận nguồn tài chính chi trả dựa vào kết quả phù hợp với các yêu cầu quốc tế.

Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên và rừng trồng nhằm gia tăng tích lũy carbon và dịch vụ môi trường rừng; nhân rộng các mô hình trồng rừng hiệu quả; quản lý, bảo vệ và bảo tồn bền vững rừng tự nhiên. Góp phần cải thiện quản trị rừng, tạo việc làm, nâng cao đời sống của người dân gắn với xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an ninh, quốc phòng

Đến 2030, tăng độ che phủ rừng toàn quốc lên 45%, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia đến năm 2030 giảm 8% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường (BAU) theo cam kết tại Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, mức đóng góp có thể tăng lên 25% khi nhận được hỗ trợ quốc tế. Đồng thời, nhân rộng các mô hình có hiệu quả cao về REDD+ và quản lý rừng bền vững, lồng ghép REDD+ vào chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững.

Cũng theo ông Nguyễn Quốc Trị, chương trình này được thực hiện trong phạm vi toàn quốc, ưu tiên vào các khu vực là điểm nóng về mất rừng, suy thoái rừng, vùng chịu tác động của biến đổi khí hậu và có tiềm năng tăng trữ lượng carbon rừng. Thời gian thực hiện từ năm 2017 đến hết năm 2030.

Theo Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, hiện tại, có khoảng 25 triệu người đang sống trong và cạnh vùng rừng núi ở Việt Nam. Thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực ngăn chặn phá rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, nâng cao độ che phủ rừng, từng bước chuyển từ nhiều rừng sang rừng có chất lượng tốt hơn và đã đạt được những kết quả tích cực. Nhờ đó, độ che phủ rừng của Việt Nam đã tăng từ 33,2% năm 2010 lên 41,19% năm 2016, trở thành quốc gia duy nhất trong khu vực có diện tích rừng ngày càng tăng.

Theo Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kon Thụp triển khai "Công trình cây xanh" tại làng Dơ Nâu để góp phần tăng lượng cây xanh trồng trên địa bàn. Ảnh: Người dân cung cấp.

Mang Yang thực hiện tốt mục tiêu trồng cây phân tán

(GLO)-Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 7-5-2021 của Ban thường vụ Huyện ủy Mang Yang về trồng cây phân tán trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, các cấp, ngành của huyện đã tăng cường huy động nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh.

Ảnh: V.T

Đặc sản Gia Lai hút khách dịp Tết

(GLO)- Thị trường đang rất sôi động khi chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến Tết Ất Tỵ 2025. Năm nay, thị trường ghi nhận sự dịch chuyển rõ nét từ tiêu dùng bánh kẹo nhập khẩu sang dùng hàng sản xuất trong nước. Đặc biệt, đặc sản Gia Lai chiếm ưu thế trong thiết kế các giỏ quà tặng.