Đêm thơ Nguyên tiêu: "Tưng bừng xuân tổ quốc"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đêm 10-2 (14 tháng Giêng âm lịch), đêm thơ Nguyên tiêu 2017 sẽ diễn ra tại Quảng trường Đại đoàn kết-TP. Pleiku. Chương trình do Hội Văn học-Nghệ thuật Gia Lai tổ chức với sự tham gia của đông đảo các gương mặt thơ tiêu biểu trong tỉnh. Nhà thơ Văn Công Hùng-Phó Chủ tịch Hội Văn học-Nghệ thuật cho biết:
 

    Đêm thơ nguyên tiêu 2016 tổ chức tại Quảng trường Đại Đoàn kết (TP. Pleiku). Ảnh: Đức Thụy
Đêm thơ nguyên tiêu 2016 tổ chức tại Quảng trường Đại Đoàn kết (TP. Pleiku). Ảnh: Đức Thụy

- Mỗi tác giả thơ ở Gia Lai sẽ có một poster giới thiệu thơ mình. Các poster này sẽ được bày ở Quảng trường, trên đoạn đường Anh Hùng Núp, nơi diễn ra hoạt động thơ tối nguyên tiêu. Sẽ có 18 tác giả có poster, và 13 bài thơ của 13 tác giả sẽ được thể hiện trong đêm thơ, 1/3 trong số ấy sẽ tự trình bày, còn lại là nhờ người thể hiện.

* So với những năm trước, chương trình có gì mới hơn, lạ hơn?

- Nhà thơ VĂN CÔNG HÙNG: Thực ra những người tổ chức rất muốn đổi mới chương trình, nhưng quả là nhiều lúc lực bất tòng tâm. Ví dụ như người thể hiện thơ. Chúng tôi đã tìm tòi suốt mười mấy năm nay nhưng vẫn không ra một giọng ngâm nào khả dĩ. Vậy nên vẫn đành là thực hiện trong khả năng có thể.

Cụ thể, ngoài giọng ngâm thơ quen thuộc là chị Nhan Thị Hằng Nga vốn là giáo viên văn với chất giọng Quảng Trị mềm mại trữ tình và sự cảm nhận thơ tinh tế, năm nay Ban tổ chức mời thêm anh Lý Anh Đào-hiện đang là giám đốc ngân hàng SHB-Chi nhánh Gia Lai, một giọng ca đã giành rất nhiều huy chương vàng trong các kỳ hội diễn.

Ngoài ra còn có 7 tiết mục ca nhạc, gồm các ca khúc phổ thơ của các nhạc sĩ trong tỉnh và các bài hát phổ thơ nổi tiếng của Trần Hoàn, Huy Du…

* Thơ trẻ sẽ có chỗ đứng như thế nào tại đêm thơ năm nay, thưa ông?

- Nhà thơ VĂN CÔNG HÙNG: Tất cả các tác giả trẻ đều có mặt ở sân thơ năm nay. Và không chỉ tác giả trẻ, mà tiêu chí chọn thơ của chúng tôi cũng thiên về âm hưởng trẻ, với chủ đề như năm trước là “Tưng bừng xuân Tổ quốc”.  

* Theo ông, đêm thơ sẽ có ý nghĩa ra sao trong việc lan tỏa cảm hứng sáng tạo cũng như tình yêu đối với thi ca?

- Nhà thơ VĂN CÔNG HÙNG: Qua theo dõi và tiếp xúc tôi thấy người yêu thơ ở Gia Lai rất nhiều. Vấn đề là không có sân chơi cho họ. Ngày thơ là dịp tạo sân chơi cho người làm thơ và cả người yêu thơ. Chúng tôi mong muốn qua các hoạt động của ngày thơ sẽ giúp công chúng tiếp cận với thơ trực diện hơn và cũng là cách các nhà thơ ra mắt công chúng bằng xương bằng thịt chứ không chỉ trên văn bản.

Với tư cách là một nhà thơ và là người trực tiếp tổ chức, thông qua Báo Gia Lai, tôi xin được gửi lời mời và lời cảm ơn đến các bạn đọc của thơ. Và hy vọng qua hoạt động thơ năm nay, không chỉ có bạn đọc mà còn là bạn xem. Vâng, khi thơ trình diễn trên sân khấu thì công chúng có thêm một kênh tiếp cận thơ là xem thơ.

* Xin cảm ơn ông!

Lam Nguyên (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.