Đề xuất 8 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.

Dự thảo Thông tư này quy định về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, bao gồm bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng; quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.

Việc kiểm định chất lượng chương trình liên kết đào tạo các trình độ giáo dục đại học do nước ngoài cấp bằng tốt nghiệp, áp dụng theo quy định của Chính phủ và quy định liên quan tại thông tư này.

Đề xuất 8 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học (ảnh minh họa)

Đề xuất 8 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học (ảnh minh họa)

Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo gồm 8 tiêu chuẩn: mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo; hoạt động dạy và học; đánh giá kết quả học tập; đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên; các dịch vụ hỗ trợ người học; cơ sở hạ tầng và trang thiết bị; đầu ra và kết quả đầu ra.

Dự thảo nêu rõ, cơ sở đào tạo sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo để xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, hướng dẫn và kiểm soát toàn bộ hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo và tự đánh giá nhằm bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.

Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo để thẩm định hồ sơ tự đánh giá, hướng dẫn hoàn thiện hệ thống bảo đảm chất lượng và cải tiến cách vận hành hệ thống, công nhận hoặc không công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đối với các chương trình đào tạo; căn cứ bộ tiêu chuẩn này để xây dựng hướng dẫn hoặc bổ sung, tích hợp tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo ngành chuyên sâu, đặc thù đáp ứng yêu cầu của các tổ chức bảo đảm, kiểm định chất lượng giáo dục uy tín trên thế giới và nhu cầu của xã hội.

Kết quả kiểm định chất lượng chương trình đào tạo là một trong các cơ sở để xác định quyền tự chủ của cơ sở đào tạo.

Cũng theo dự thảo, Quy trình kiểm định chất lượng chương trình đào tạo được thực hiện theo bốn bước: tự đánh giá; đánh giá ngoài; thẩm định kết quả đánh giá; công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo được thực hiện theo chu kỳ 5 năm đối với chương trình đào tạo được đánh giá ở mức đạt.

Đối với chương trình đào tạo được đánh giá ở mức đạt có điều kiện thì tối đa 1,5 năm (18 tháng) phải tiếp tục thực hiện cải tiến chất lượng để được đánh giá ở mức đạt.

Đối với chương trình đào tạo được đánh giá ở mức đạt từ chu kỳ II trở đi và có kết quả cải tiến chất lượng đáp ứng yêu cầu theo kết quả đánh giá ở chu kỳ liền trước đó thì thời gian kiểm định chất lượng tiếp theo đối với chương trình đào tạo là 7 năm.

Có thể bạn quan tâm

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng-chống sử dụng ma túy cho học sinh Trường THCS Trưng Vương

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng-chống sử dụng ma túy cho học sinh Trường THCS Trưng Vương

(GLO)- Ngày 9-11, tại Trường THCS Trưng Vương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Liên Chi đoàn Tòa án nhân dân-Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Pleiku phối hợp cùng Đoàn Cơ sở Công an TP. Pleiku và Liên đội Trường THCS Trưng Vương tổ chức phiên tòa giả định với chủ đề “Ma túy-nỗi đau của mọi người”.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.