Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 25-7, đoàn công tác số 2 thuộc đoàn giám sát của Quốc hội do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) giai đoạn 2016-2021 tại UBND tỉnh Gia Lai.

Làm việc với đoàn giám sát có các đồng chí: Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, UBND tỉnh cùng các sở, ban, ngành và TP. Pleiku.

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường phát biểu tại buổi giám sát. Ảnh: Quang Tấn
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường phát biểu tại buổi giám sát. Ảnh: Quang Tấn


Tiết kiệm được hơn 4.368 tỷ đồng

Báo cáo với đoàn giám sát, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành cho biết: Trong giai đoạn 2016-2021, công tác THTK, CLP của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực; các quy định về THTK, CLP được các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị quan tâm triển khai thực hiện; nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về THTK, CLP được nâng lên. Công tác quản lý, điều hành chi ngân sách thực hiện đúng quy định, đảm bảo các nhiệm vụ chi theo dự toán HĐND, UBND tỉnh giao; thực hiện đảm bảo các quy định của Luật Phòng-chống tham nhũng, Luật THTK, CLP. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tích cực tuyên truyền, quán triệt đến tất cả đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân về chính sách, pháp luật THTK, CLP; thực hiện các quy định về công khai tài chính, tạo điều kiện cho việc kiểm tra, thanh tra, giám sát THTK, CLP tại đơn vị. Đồng thời, phát huy vai trò của cán bộ, công chức, viên chức và người dân trong phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí và phát huy vai trò giám sát, tự kiểm tra của các đơn vị, địa phương.

Nhờ đó, trong giai đoạn 2016-2021, tổng kinh phí tỉnh Gia Lai đã tiết kiệm được hơn 4.368 tỷ đồng. Trong đó, thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên 10% để tạo nguồn cải cách tiền lương hơn 1.154 tỷ đồng; tiết kiệm qua công tác thẩm định dự toán kinh phí bổ sung gần 22,3 tỷ đồng; tiết kiệm trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp hơn 48,6 tỷ đồng; tiết kiệm trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hơn 127,8 tỷ đồng; tiết kiệm qua kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán về THTK, CLP được trên 1.988 tỷ đồng.

 

Đoàn giám sát cũng đã đi khảo sát thực tế một dự án điện gió trên địa bàn. Ảnh: Đức Thụy
Đoàn giám sát đi khảo sát thực tế một dự án điện gió trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Đức Thụy

Bên cạnh những mặt đạt được, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành cũng chỉ ra một số tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện công tác THTK, CLP. Cụ thể, việc xây dựng chương trình THTK, CLP ở một số cơ quan, đơn vị còn chung chung, chưa xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch tiết kiệm cụ thể của đơn vị, lĩnh vực ngành quản lý; chưa bám sát các chỉ tiêu yêu cầu của chương trình THTK, CLP do UBND tỉnh ban hành; một số đơn vị chậm ban hành chương trình THTK, CLP hàng năm. Việc kiểm tra, tự phát hiện các vụ việc lãng phí trong nội bộ cơ quan, đơn vị còn hạn chế; hầu hết vụ việc phát hiện do quá trình kiểm tra, thanh tra của cơ quan cấp trên. Công tác thanh tra, kiểm tra việc THTK, CLP chưa được quan tâm thực hiện, số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra liên quan trực tiếp đến công tác THTK, CLP còn ít.

Cùng với đó, nhiều quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng đến nay vẫn chưa được phê duyệt. Vì vậy, đối với quy hoạch tỉnh chưa có căn cứ chính thức về quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, định hướng phát triển và định hướng phân bổ không gian phát triển quốc gia hoặc vùng để cụ thể hóa trên địa bàn. Việc ban hành các văn bản để cụ thể hóa những nội dung của Luật Quy hoạch năm 2017; hướng dẫn quản lý, thanh quyết toán kinh phí lập quy hoạch theo quy định của Luật Đầu tư công còn chậm. Hiện các dự án điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chưa được cập nhật trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2045 (Quy hoạch điện VIII) nên các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn khi triển khai các dự án điện năng lượng tái tạo trên địa bàn. Ngoài ra, công tác mua sắm, đấu thầu mua sắm phục vụ phòng-chống dịch Covid-19, phòng-chống thiên tai… chưa có quy định cụ thể, dẫn đến gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quy trình đấu thầu, thời gian thực hiện kéo dài dẫn đến việc mua sắm không kịp thời. Do đó, cần cải tiến quy trình lựa chọn nhà thầu đối với một số tình huống đặc biệt nhằm góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, kịp thời phục vụ nhiệm vụ được giao. Luật Đấu thầu chưa quy định cụ thể công tác quản lý nhà nước về đấu thầu; phòng-chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong hoạt động đấu thầu. Do đó, cần bổ sung quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán các hoạt động đấu thầu cụ thể hơn, chặt chẽ hơn nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi vi phạm trong đấu thầu.

Kiến nghị, đề xuất tháo gỡ khó khăn

Tại buổi làm việc, các thành viên đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ngành làm rõ một số vấn đề liên quan như: công tác quản lý, bảo vệ rừng, trồng rừng; các dự án đầu tư xây dựng chậm tiến độ; đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA tại địa phương; thực trạng công trình thủy lợi Ia Mơr chưa phát huy hết công suất tưới; những khó khăn trong phát triển điện năng lượng tái tạo; việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản; việc tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế…   


Giải trình về thực trạng nhiều dự án điện gió trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành nhưng chưa được công nhận vận hành thương mại và đấu nối phát điện lên hệ thống điện quốc gia gây khó khăn cho các nhà đầu tư và lãng phí nguồn lực xã hội, Giám đốc Sở Công thương Phạm Văn Binh cho biết: Toàn tỉnh có 17 dự án điện gió đã triển khai đầu tư xây dựng với tổng quy mô công suất 1.242,4 MW, tổng vốn đầu tư khoảng 50.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay, toàn tỉnh mới chỉ có 7 dự án vận hành thương mại hoàn toàn và một số dự án vận hành một phần với tổng công suất khoảng 613,4 MW; số dự án còn lại do hoàn thành sau ngày 30-10-2021 (bao gồm các dự án đã vận hành một phần và chưa vận hành) chưa có giá điện với tổng công suất 629 MW nên không vận hành thương mại và đấu nối phát điện lên hệ thống điện quốc gia. Điều này đang gây lãng phí nguồn lực đầu tư rất lớn, nhất là đối với các nhà đầu tư. Vấn đề này nếu không được giải quyết sớm sẽ gây thất thoát, lãng phí rất lớn cho các nhà đầu tư cũng như ngân sách địa phương. Do đó, chúng tôi đề nghị đoàn giám sát có ý kiến với Chính phủ, các bộ, ngành liên quan xem xét cho các dự án đấu nối vào lưới điện quốc gia trước, đợi đến khi có giá điện mới thì thực hiện chi trả lại cho nhà đầu tư.

Còn Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Duy Định thì cho hay: Tính đến năm học 2021-2022, tổng số học sinh đến trường ở tất cả bậc học tại Gia Lai tăng hơn 43 ngàn em so với năm 2015, tương đương tăng thêm 12,9%. Trong khi đó, biên chế giáo viên không được bổ sung mà còn phải thực hiện tinh giản theo quy định của Trung ương. Mặc dù địa phương đã thực hiện đồng bộ các giải pháp như: kiện toàn, sắp xếp lại mạng lưới trường lớp, điều tiết giáo viên từ nơi thừa đến nơi thiếu cục bộ, cắt chuyển biên chế… nhưng tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên hiện nay vẫn rất lớn. Cụ thể, số giáo viên, nhân viên còn thiếu trong năm học 2022-2023 là hơn 4.400 người. Do đó, đề nghị đoàn giám sát có ý kiến với các cơ quan Trung ương xem xét bố trí thêm biên chế giáo viên cho Gia Lai, nếu không sẽ xảy ra tình trạng có lớp học, có học sinh nhưng không có giáo viên đứng lớp.

22 Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành phát biểu giải trình một số vấn đề mà đoàn giám sát quan tâm
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành phát biểu về một số vấn đề mà đoàn giám sát quan tâm. Ảnh: Quang Tấn


Về vấn đề tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cho rằng: Nếu thực hiện tốt việc tự chủ sẽ góp phần nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh, nâng cao thu nhập cho đội ngũ y-bác sĩ. Tuy nhiên, đối với các tỉnh miền núi còn khó khăn như Gia Lai thì việc thực hiện tự chủ cực kỳ khó. Cụ thể, nguồn nhân lực không đủ vì tuyển dụng rất khó, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa thì không ai về. Nguồn nhân lực không có nên chất lượng khám, điều trị gặp nhiều khó khăn; cùng với đó, điều kiện cơ sở vật chất không đảm bảo. Do đó, việc tự chủ ở các cơ sở y tế cần có thêm thời gian và tùy vào điều kiện của từng vùng, nơi nào có điều kiện thì cho thực hiện trước.

Bên cạnh đó, theo Chủ tịch UBND tỉnh, hiện nay, việc phân bổ chỉ tiêu biên chế cho các địa phương chưa có tiêu chuẩn nào, nếu so với các tỉnh lân cận thì tỷ lệ giao biên chế cho tỉnh Gia Lai rất thấp. Trong khi đó, tỉnh vẫn phải tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế 10% cho giai đoạn 2022-2025. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho địa phương, nhiều đơn vị không còn biên chế để tinh giản. Điển hình như ngành Giáo dục và Đào tạo hiện thiếu biên chế rất trầm trọng. Đề nghị đoàn giám sát có ý kiến với các bộ, ngành Trung ương xem xét không thực hiện tinh giản biên chế ở lĩnh vực giáo dục; tách biên chế giáo dục để tính toán bổ sung đủ biên chế đáp ứng việc giảng dạy, nhất là ở các địa phương không thể xã hội hóa giáo dục, không thể giao tự chủ cho giáo dục.

Phát biểu tại buổi giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường đánh giá cao trách nhiệm của tỉnh Gia Lai trong triển khai thực hiện công tác THTK, CLP. Đồng thời, đề nghị tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả công tác THTK, CLP; có cơ chế thực hiện THTK, CLP ở từng đơn vị, địa phương; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác THTK, CLP; quan tâm chỉ đạo triển khai các dự án còn chậm; có giải pháp căn cơ đối với các dự án treo, nhất là các dự án chậm hoàn thành; có giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, đúng với quy định… Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội cũng đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan tiếp thu tối đa các ý kiến của đoàn giám sát; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện báo cáo để cung cấp cho đoàn giám sát trong thời gian sớm nhất. Đoàn cũng sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của tỉnh và sẽ tổng hợp báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian tới.

 

QUANG TẤN

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 11-1, đoàn công tác của Bộ Tổng Tham mưu do Trung tướng Nguyễn Doãn Anh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

(GLO)- Chiều 9-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung (Cục Trinh sát, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cùng đi có lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 6-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gia đình Anh hùng Núp và 11 gia đình nguyên lãnh đạo tỉnh, chính sách, có công với cách mạng ở 2 huyện Kbang, Đak Pơ.
Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 28-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại huyện Chư Pưh. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

(GLO)- Chương trình “Tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn“ do BHXH Việt Nam phát động ngày 23-11 vừa qua đã nhận được sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Từ đây, nhiều người dân khó khăn đã nhận được món quà ý nghĩa nhân dịp Tết đến xuân về.
Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

(GLO)- “Giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững ở tỉnh Gia Lai“ là chủ đề của hội thảo khoa học do Tỉnh ủy tổ chức ngày 23-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa và Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Ngô Khắc Ngọc, hội thảo đã tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới.
TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Sáng 22-12, ông Đỗ Việt Hưng-Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku chủ trì Hội nghị trực tuyến đến 22 điểm cầu tại các xã, phường nhằm kịp thời triển khai các Nghị quyết kỳ họp thứ tám, HĐND thành phố khóa XII và giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 8 HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) diễn ra ngày 20-12, bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đặc biệt, tại kỳ họp, HĐND thành phố đã thông qua 22 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.