Đẩy mạnh phong trào thi đua "Gia Lai chung tay vì an toàn giao thông"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 1277/KH-UBND về việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Gia Lai chung tay vì an toàn giao thông” giai đoạn 2021-2025.

Theo kế hoạch trên, hàng năm, các sở, ban ngành, tổ chức chính trị-xã hội, các cơ quan đơn vị liên quan, các huyện, thị xã, thành phố đánh giá kết quả thực hiện phong trào và đưa tiêu chí an toàn giao thông (ATGT) vào bình xét, đề nghị thi đua, khen thưởng. Năm 2023, tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện, năm 2025 tổ chức tổng kết phong trào.

 Quốc lộ 14 qua địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều phương tiện lưu thông tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. Ảnh: Thanh Nhật
Quốc lộ 14 đoạn qua địa bàn tỉnh có nhiều phương tiện lưu thông tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. Ảnh: Thanh Nhật


Mục tiêu kế hoạch đề ra là phát huy kết quả đạt được của phong trào trong giai đoạn 2016-2020, tạo động lực thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, ATGT giai đoạn 2021-2025, phấn đấu kéo giảm từ 5% đến 10% số vụ và số người chết, người bị thương do tai nạn giao thông hàng năm. Nâng cao trách nhiệm, chủ động, sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ bảo đảm ATGT, ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông.

Đồng thời, quán triệt, triển khai đồng bộ, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 45-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác bảo đảm trật tự, ATGT và khắc phục ùn tắc giao thông, Chiến lược quốc gia về bảo đảm trật tự, ATGT đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2045 trên địa bàn tỉnh. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trật tự, ATGT gắn với trách nhiệm người đứng đầu. Hoàn hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trật tự, ATGT. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, tổ chức giao thông, vận tải, giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm. Phát triển kết cấu hạ tầng và tổ chức giao thông thông suốt, an toàn, kết hợp chặt chẽ với bảo trì, khai thác hiệu quả các công trình hạ tầng hiện có. Tăng cường quản lý quy hoạch, lồng ghép mục tiêu ATGT, phòng tránh ùn tắc vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch cấp tỉnh.

Quản lý hoạt động kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải; phát triển hệ thống vận tải công cộng trong đô thị, vùng tỉnh và liên tỉnh. Hạn chế sử dụng xe mô tô, gắn máy đi đường dài liên huyện, liên tỉnh. Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; xây dựng hệ thống cứu nạn, cứu hộ, cấp cứu y tế tai nạn giao thông. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, phẩm chất giỏi về công nghệ thông tin, thành thạo phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an ninh trật tự, ATGT, hiệu quả phối hợp triển khai các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm trật tự, ATGT. Xây dựng “Văn hóa giao thông”, củng cố và nhân rộng các mô hình tự quản đảm bảo ATGT...

Ủy ban nhân dân tỉnh giao các cơ quan thành viên Ban ATGT tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố  xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện phong trào bảo đảm hiệu quả, phù hợp với cơ quan, đơn vị, địa phương. Phối hợp với các cấp ủy, tổ chức Đảng, các đoàn thể để tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện phong trào đến cơ sở, đồng thời hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực thuộc. Tiến hành sơ kết, tổng kết, bình xét khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong phong trào…

 

THANH NHẬT

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.