Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến và cơ giới hóa nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sáng 21-2, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến và cơ giới hóa nông nghiệp. Dự hội nghị tại điểm cầu Gia Lai có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Hoàng, cùng lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.
Quang cảnh Hội nghị trực tuyến. Ảnh: Lê Nam
Quang cảnh Hội nghị trực tuyến. Ảnh: Lê Nam
Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: trong 10 năm trở lại đây cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến của nước ta có bước phát triển đáng kể. Hình thành hệ thống công nghiệp chế biến nông sản có công suất thiết kế mỗi năm khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu nông nghiệp và có khoảng 7.500 cơ sở chế biến bảo quản nông sản. Kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, bình quân tăng 8-10%/năm. Trong đó, thực trạng chế biến có quy mô công nghiệp một số ngành hàng chủ lực như: 580 cơ sở xay xát gạo, 150 cơ sở chế biến rau củ quả, 239 cơ sở chế biến cà phê, 161 cơ sở chế biến cao su, 4.500 cơ sở chế biến gỗ, 636 cơ sở chế biến thủy sản… Ngoài ra, mức độ cơ giới hóa trong nông nghiệp có xu hướng tăng so với năm 2011 như: số lượng máy kéo tăng 48%, máy gặt đập liên hợp tăng 79%, máy sấy nông sản tăng 29%.
Riêng tại Gia Lai, năm 2019 giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản đạt 28.521 tỷ đồng. Cơ cấu cây trồng được điều chỉnh phù hợp lợi thế địa phương gắn với thị trường và có nhiều mô hình sản xuất rau, hoa, quả ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ cho thu nhập tăng thêm 30-40% trên cùng một diện tích. Thúc đẩy nhiều doanh nghiệp đầu tư cơ sở chế biến và ký kết, hợp tác với nông dân, hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu như: rau, cây ăn quả, cây dược liệu, cà phê… Năm 2019, tổng diện tích gieo trồng đạt 533,441 ha; 14.010 con trâu, 385.806 con bò, 308.746 con heo; nuôi trồng thủy sản đạt 14.410 ha; trồng rừng 5.139 ha. Đến nay, toàn tỉnh có 7.905 cơ sở chế biến. Tổng máy móc, thiết bị, động cơ phục vụ cho sản xuất nông-lâm nghiệp-thủy sản có 226.678 chiếc.
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang (bìa trái) và Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành (giữa) xem sản phẩm hồ tiêu chế biến bằng phương pháp sấy hồng ngoại của anh Sơn. Ảnh: Lê Nam
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang (bìa trái) và Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành (giữa) xem sản phẩm hồ tiêu chế biến bằng phương pháp sấy hồng ngoại của anh Sơn. Ảnh: Lê Nam
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: các bộ, ngành, địa phương phải xác định được những vướng mắc, những vấn đề chưa làm được trong các khâu sản xuất, chế biến nông nghiệp thời gian qua. Qua đó, các ngành, địa phương đề xuất để Nhà nước tập trung vào những chính sách nào mà gọi là “cú đấm thép” của Nhà nước để tháo gỡ và làm tốt cơ giới hóa và chế biến nông nghiệp thời gian tới. 
Thủ tướng đã đề nghị các địa phương, bộ, ngành, doanh nghiệp cần lắng nghe, tiếp thu, vận dụng phù hợp và tháo gỡ, tạo điều kiện cho hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp để đón các thời cơ mới, điều kiện mới của Việt Nam. Tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu là điều rất quan trọng và cần nâng cao vai trò của thị trường trong nước. Hiện tỉ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp của chúng ta còn rất thấp so với các quốc gia trong khu vực, nên chúng ta tiếp tục đẩy mạnh cơ giới hóa, giảm tỉ lệ lao động trong nông nghiệp. Xây dựng thương hiệu, quy hoạch nguồn nguyên liệu có quy mô lớn rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững. Đào tạo nguồn nhân lực về lao động và quản lý. Khuyến khích liên kết trong sản xuất giữa 5 nhà, kết nối chuỗi trong phát triển nông nghiệp. “Thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thành xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển cơ giới hóa và công nghiệp chế biến trong nông nghiệp. Phải phấn đấu đứng tốp 5 thế giới về chế biến rau, củ, quả, thủy hải sản, gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Sớm xây dựng chiến thuật phát triển ngành cơ khí Việt Nam. Triển khai những chương trình khoa học công nghệ quốc gia để hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân trong việc nâng cấp công nghệ chế biến nông-lâm-thủy sản”-Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.
Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

Trong phiên họp trực tuyến mới đây với sự tham dự của đại diện 10 Ủy ban Olympic quốc gia - trừ Timor Leste, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) đã yêu cầu quốc gia đăng cai SEA Games 31 cập nhật tình hình các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm khi thi đấu hồi tháng 5-2022 tại Việt Nam, trong đó có 5 trường hợp của đoàn thể thao chủ nhà.
Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Việc Quang Hải sa sút phong độ là nguyên nhân chính khiến tuyến giữa tuyển Việt Nam chơi không tốt trong trận hòa Thái Lan 2-2. Điều này, buộc HLV Park Hang-seo phải tính đến phương án thay Quang Hải.
Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

(GLO)- 19 giờ 30 phút ngày 13-1, đội tuyển Việt Nam bước vào trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 với Thái Lan. Trận đấu trong mơ này sẽ là cơ hội cho huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đòi lại món nợ trước người Thái để có lời chia tay ngọt ngào với bóng đá Việt.
Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

AFF Cup 2022 hứa hẹn kết thúc cực kỳ hấp dẫn với trận chung kết trong mơ giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan. HLV Park Hang-seo cũng có cơ hội đánh bại 'Voi chiến' ở một giải đấu chính thức để khép lại triều đại thành công của mình.
Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

(GLO)- Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, kịch tính, giải bóng đá mini 5 người thanh niên khối THPT năm 2023 do Thành Đoàn và Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku tổ chức đã khép lại. Giải góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo mối quan hệ đoàn kết trong hội viên thanh niên khối trường THPT trên địa bàn thành phố.