Đẩy mạnh giải ngân vốn chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong 6 tháng đầu năm 2023, tăng trưởng dư nợ các chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) tỉnh Gia Lai theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30-1-2022 của Chính phủ đạt 73,5 tỷ đồng, đạt 40,8% kế hoạch. Nguồn vốn được giải ngân đến đúng đối tượng thụ hưởng, góp phần hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội sau đại dịch Covid-19.

Năm 2023, nguồn vốn các chương trình tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ được Trung ương giao cho Ngân hàng CSXH tỉnh thực hiện là 180 tỷ đồng, bao gồm chương trình cho vay nhà ở xã hội và chương trình cho vay phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Trong 6 tháng đầu năm nay, Ngân hàng CSXH tỉnh đã giải ngân cho vay đạt 77,75 tỷ đồng/256 lượt hộ vay, trong đó, cho vay nhà ở xã hội là 75,17 tỷ đồng với 196 lượt hộ vay, cho vay phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2,58 tỷ đồng với 60 lượt hộ vay. Kết quả này cho thấy, tăng trưởng dư nợ các chương trình tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đạt 73,5 tỷ đồng, đạt 40,8% kế hoạch giao.

Ông Lê Văn Chí-Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh-cho biết: “Trong số các chương trình tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đang thực hiện, chương trình cho vay nhà ở xã hội được triển khai khá thuận lợi khi đáp ứng tốt nhu cầu về nhà ở và có doanh số giải ngân lớn. Vấn đề khó khăn, vướng mắc hiện nay liên quan đến việc triển khai cho vay phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại một số địa phương còn chậm, danh sách đối tượng thụ hưởng chương trình chưa được phê duyệt kịp thời đã ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân, tỷ lệ giải ngân đạt rất thấp”.

Hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề, nhà ở theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Ảnh: Sơn Ca

Hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề, nhà ở theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Ảnh: Sơn Ca

Ghi nhận từ công tác kiểm tra, giám sát ở cơ sở, ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-thông tin: “Việc lồng ghép một số nguồn lực để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới đang được thực hiện khá tốt song song với nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Qua kiểm tra thực tế cho thấy, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã phát huy hiệu quả. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường công tác tập huấn, tổ chức hội thảo nhằm hỗ trợ các đối tượng thụ hưởng phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế gia đình, cải thiện cuộc sống”.

Chương trình cho vay phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được tỉnh xác định là 1 trong 3 chương trình trọng tâm thực hiện trong năm nay. Để đảm bảo tiến độ giải ngân các nguồn vốn được giao theo kế hoạch và phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế-Trưởng ban Đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng CSXH tỉnh-nhấn mạnh: “Những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai cho vay theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP tại một số địa phương cần sớm có giải pháp tháo gỡ để Ngân hàng CSXH có cơ sở cho vay và đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn được giao. Đề nghị Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục theo dõi, đôn đốc các địa phương rà soát đối tượng thụ hưởng tại các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để tham mưu cấp có thẩm quyền phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng, làm căn cứ để Ngân hàng CSXH cho vay theo quy định. Về phía UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia cũng như chỉ đạo rà soát, phê duyệt kịp thời danh sách đối tượng thụ hưởng, cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác bổ sung nguồn vốn cho vay năm 2023”.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu Ngân hàng CSXH tỉnh tiếp tục tranh thủ nguồn vốn trung ương, đẩy mạnh huy động nguồn vốn địa phương, phối hợp với các sở, ban, ngành tập trung triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng ưu đãi trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP mà trọng tâm là chương trình cho vay phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP.

Hộ nghèo không có đất sản xuất được vay vốn để hỗ trợ chuyển đổi nghề tạo sinh kế bền vững. Ảnh: Sơn Ca

Hộ nghèo không có đất sản xuất được vay vốn để hỗ trợ chuyển đổi nghề tạo sinh kế bền vững. Ảnh: Sơn Ca

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tập trung chỉ đạo rà soát, tổng hợp số liệu điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình làm cơ sở cho việc triển khai các chính sách tín dụng ưu đãi hàng năm. Sở Tài chính chủ trì hoàn thành dự thảo nghị quyết HĐND tỉnh về quy định quy mô, bố trí ngân sách địa phương thực hiện chính sách tín dụng, hỗ trợ tín dụng cho từng đối tượng, lĩnh vực, nội dung, hoạt động thuộc từng chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025.

Có thể bạn quan tâm

Tăng tốc giải ngân nguồn vốn đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tăng tốc giải ngân nguồn vốn đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Trên cơ sở các nguồn vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp được Trung ương giao, Sở Dân tộc và Tôn giáo Gia Lai phối hợp cùng các sở, ngành đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021-2025).

Gia Lai tạm dừng mua sắm hàng hóa tập trung năm 2025

Gia Lai tạm dừng mua sắm hàng hóa tập trung năm 2025

(GLO)- Nhằm thực hiện chủ trương sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương tạm dừng mua sắm hàng hóa tập trung năm 2025.

Giá USD tăng lên 26.000 đồng

Giá USD tăng lên 26.000 đồng

Các ngân hàng tăng giá USD thêm 30 - 80 đồng trong sáng 14.4, lên lại 26.000 đồng/USD. Trong khi đó giá đồng bạc xanh trên thị trường thế giới giảm sâu xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Công chức Đội thuế liên huyện Pleiku-Ia Grai-Chư Păh hướng dẫn người nộp thuế về thủ tục hành chính. Ảnh: S.C

Đội thuế liên huyện Pleiku-Ia Grai-Chư Păh: Nhanh chóng vận hành ổn định theo mô hình mới

(GLO)- Sau khi được thành lập theo mô hình mới, Đội thuế liên huyện Pleiku-Ia Grai-Chư Păh thuộc Chi cục Thuế khu vực XIV đã nhanh chóng sắp xếp, ổn định tổ chức bộ máy, nhân sự để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế, giải quyết các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thuế kịp thời, thông suốt.

Quyết tâm hoàn thành công tác kiểm kê đất đai

Quyết tâm hoàn thành công tác kiểm kê đất đai

(GLO)- Lời Tòa soạn: Theo kế hoạch, trước ngày 30-6-2025, Gia Lai sẽ hoàn thành việc kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024. Xung quanh nội dung này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Vũ Ngọc An-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường.

Gia Lai đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đảm bảo tăng trưởng năm 2025 đạt 8,06% trở lên

Gia Lai đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đảm bảo tăng trưởng năm 2025 đạt 8,06% trở lên

(GLO)- Ngày 29-3, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung đã ký ban hành Kế hoạch số 758/KH-UBND về triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng năm 2025 của tỉnh Gia Lai đạt 8,06% trở lên.