Đau lưng như thế nào là dấu hiệu của bệnh thận?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đau lưng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau, tùy theo vị trí xuất phát của cơn đau.

Viêm thận thường là đau bên hông, đau lưng dưới hoặc đau xung quanh vùng kín ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Viêm thận thường là đau bên hông, đau lưng dưới hoặc đau xung quanh vùng kín ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đây là cách nhận biết cơn đau lưng có phải do viêm thận gây ra không, theo Express.
Nếu một người đột nhiên bị đau lưng, có những dấu hiệu khác để nhận biết viêm thận.
Cách nhận biết
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh giải thích, nếu bị viêm thận, trong vòng vài giờ, hoặc vài ngày, sẽ xảy ra những triệu chứng như:
• Có dấu hiệu của sốt, ớn lạnh, cảm thấy bệnh và bị đau lưng hoặc đau bên hông.
• Thường là đau bên hông, đau lưng dưới hoặc đau xung quanh vùng kín.
• Người bệnh có thể cảm thấy rất yếu và mệt mỏi, có thể chán ăn và buồn nôn.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh xác nhận rằng hầu hết các trường hợp viêm thận đều cần sử dụng thuốc kháng sinh trong tối đa 14 ngày.
Cũng có thể cần dùng thuốc giảm đau để giảm đau và hạ sốt.
Cơ quan này khuyên bệnh nhân viêm thận nên uống nhiều nước để "thải vi khuẩn ra khỏi thận".
Mayo Clinic xác định viêm thận là một dạng nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nhiễm trùng thường bắt đầu trong niệu đạo hoặc bàng quang, và lan đến một hoặc cả hai quả thận.
Những ai có nguy cơ bị viêm thận?
• Phụ nữ
Phụ nữ dễ bị viêm thận hơn nam giới. Nguyên nhân là do niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nam giới. Điều này làm cho vi khuẩn từ bên ngoài cơ thể dễ dàng di chuyển vào bên trong bàng quang.
• Sỏi thận: Sỏi thận cũng làm tăng nguy cơ bị viêm thận.
• Hệ miễn dịch suy yếu.
• Tổn thương dây thần kinh xung quanh bàng quang.
• Sử dụng ống thông tiểu.
Các biến chứng nguy hiểm của viêm thận
Nếu viêm thận không được điều trị, hậu quả là có thể xảy ra các biến chứng nghiêm trọng, theo Express.
• Sẹo thận.
• Bệnh thận mạn tính.
• Huyết áp cao.
• Suy thận.
• Nhiễm trùng huyết: Thận có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Nhiễm trùng huyết có thể xảy ra khi vi khuẩn trong thận đi vào máu.
Làm gì để giảm nguy cơ viêm thận?
Mayo Clinic đưa ra 5 cách để giảm nguy cơ viêm thận sau đây. theo Express.
• Uống nhiều nước.
Lời khuyên đầu tiên là uống nhiều nước, để giúp thải vi khuẩn ra khỏi cơ thể khi đi tiểu. Uống nhiều nước là một biện pháp phòng ngừa viêm thận.
• Đi tiểu ngay khi cảm thấy có nhu cầu: Tránh nín tiểu.
• Đi tiểu sau khi “yêu”: Tập thói quen đi tiểu sau khi “gần gũi” để giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi niệu đạo.
• Cẩn thận khi vệ sinh: Mayo Clinic cho biết, điều quan trọng đối với phụ nữ là phải cẩn thận khi làm vệ sinh sau khi đại tiện, tiểu tiện, luôn lau từ trước ra sau, không bao giờ lau từ sau ra trước. Điều này giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn đến niệu đạo.
• Tránh thụt rửa: Phụ nữ nên tránh thụt rửa bên trong, theo Express.
Theo Thiên Lan (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.